| Hotline: 0983.970.780

Điều được mùa, nông dân vẫn "khóc"

Thứ Sáu 28/03/2014 , 13:19 (GMT+7)

Khi giá điều 27 ngàn đ/kg thì điều chưa cho thu hoạch đại trà. Khi vào vụ, giá rớt mỗi ngày từ 1.000 - 2.000 đ/kg.

Khi nông dân đang bước vào mùa vụ thu hoạch rộ, cũng là lúc giá hạt điều tuột dốc, từ 27 ngàn đ/kg đầu vụ xuống còn 21,7 ngàn đ/kg, có nơi chỉ còn 19 ngàn đ/kg. Dự báo năm nay người nông dân Bình Phước được mùa điều.

Giá điều tuột dốc từng ngày

Vào đầu vụ (tháng 2), những vườn điều trĩu quả, người trồng điều hy vọng được mùa lớn. Thêm vào đó, họ mừng thầm vì giá điều tươi được đại lý, thương lái thu mua với giá 27 ngàn đ/kg. Song, niềm vui chẳng "đầy gang", nỗi buồn lại bao chùm khắp vùng điều.

Chúng tôi về huyện Bù Đăng, là một trong những vựa điều lớn nhất tỉnh Bình Phước. Ở đây, mọi người đang tất bật thu hoạch điều. Ghé thăm và trò chuyện với anh Điểu Din, xã Minh Hưng, anh tâm sự: “Năm trước, vườn điều nhà tôi mất trắng. Nếu không nhờ xã cho mua gạo trả tiền dần và ngân hàng khoanh nợ thì phải bán đứt vườn điều.

Năm nay, mùa điều đến chậm hơn nhưng trĩu quả, nếu bán giá 27 ngàn đ/kg thì vợ chồng tôi sẽ có tiền đáo nợ ngân hàng và giữ được vườn điều. Nhưng chưa kịp thu hoạch hết diện tích thì giá điều xuống từng ngày, khiến gia đình tôi ăn không ngon ngủ không yên”.

Chỉ sau một thời gian ngắn, nụ cười hy vọng của người nông dân trồng điều đã không còn. Bởi khi giá điều 27 ngàn đ/kg thì điều chưa cho thu hoạch đại trà. Khi vào vụ, giá rớt mỗi ngày từ 1.000 - 2.000 đ/kg.

Chị Nguyễn Thị Hà, thương lái thu mua nông sản cho biết: "Những thương lái nhỏ như chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào các chủ DN điều. Điều rớt giá liên tục là do các “ông lớn” quy định, vì vậy chúng tôi cũng chỉ dựa vào đó mà mua của người dân".

22-58-18_1
Người nông dân trồng điều lao đao trước sự giảm giá liên tục

Nhiều người trồng điều than vãn: Bình Phước là vùng trọng điểm cây điều cả nước. Thế nhưng các cơ quan Nhà nước chưa phối hợp với các DN xây dựng được mạng lưới thu mua nông sản ổn định giúp người trồng điều, thì những người nông dân như chúng tôi hằng năm vẫn phải chịu cảnh "đến mùa thì giá rớt"... 

Nông dân thiệt thòi

Chúng tôi ghé thăm trang trại của ông Nguyễn Văn Hòa ở thôn 8, xã Đắc Nhau (huyện Bù Đăng), có 17 ha với hơn 10 năm gắn bó với cây điều, cho biết: Năm nay thời tiết thuận lợi nên người trồng điều được mùa. Năng suất vườn điều của gia đình anh tăng khoảng 15-20% so năm 2013. Tuy nhiên, sản lượng điều tăng không bù được giá điều giảm.

 Ông Hòa bức xúc: “Không chỉ riêng năm nay, năm nào cũng vậy, cứ vào chính vụ giá điều rớt 3.000-5.000 đ/kg so với đầu vụ. Năm nay điều được mùa hơn, nhưng giá lại rớt nhanh và sâu hơn. Vì vậy, hầu hết nông dân không ai có điều để bán ở mức giá 27 ngàn đ/kg”.

 Năm 2013, đầu mùa gia đình ông bán được 24-25 ngàn đ/kg, chính vụ 23 ngàn đ/kg, cuối vụ 20 ngàn đ/kg. Để "bào chữa" cho giá điều giảm thì các DN đưa ra rất nhiều lý do như: Các ông lớn chưa “ăn hàng”, điều tươi hằng ngày do DN niêm yết giá và đại lý thu mua theo giá đó…

Đã vào chính vụ, nhưng khác với mọi năm, mùa điều năm nay không còn xuất hiện những chiếc xe trọng tải lớn đi thu mua, chỉ có xe tải nhỏ của các DN "còi" và đại lý. Các DN lớn thường dùng xe trên 20 tấn hoặc xe container thu gom điều. Và năm nay cũng như nhiều năm gần đây không hề xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán.

Vào mùa thu hoạch, đa số nông dân thu đến đâu bán đến đó để trang trải cuộc sống và trả tiền ứng trước phân bón, thuốc BVTV..., dù giá cao hay thấp. Hơn nữa, trong 3 năm liên tiếp, những hộ có điều kiện kinh tế khá nhờ cao su được giá, cất trữ điều đều bị lỗ nên ít ai liều găm điều chờ giá cao.

Bà Nguyễn Thị Kim Nga- Phó Chủ tịch, kiêm Trưởng ban Nông nghiệp và nông dân trồng điều của Hiệp hội Điều Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Điều tỉnh Bình Phước cho biết: Năm 2014, sản lượng điều cả nước tăng 10-15% so năm 2013. Với giá điều nhân XK hiện nay, giá điều tươi thu mua của nông dân khoảng 25 ngàn đ/kg là phù hợp. Hiện chúng ta chưa xây dựng được mạng lưới thu mua cũng như quy hoạch phát triển điều hợp lý, do đó người trồng điều vẫn chịu rất nhiều thiệt thòi.

Bà Nga cho biết thêm: Hiện Hiệp hội Điều Việt Nam đang có kế hoạch phối hợp với Bộ NN-PTNT về việc quy hoạch, xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu điều bền vững. Trong đó có liên quan đến đảm bảo đầu ra cho người trồng điều.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm