| Hotline: 0983.970.780

Điều phối vùng ĐBSCL cần tầm nhìn tổng thể

Thứ Ba 02/08/2022 , 16:50 (GMT+7)

Sáng 2/8, tại TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và dự kiến kế hoạch 6 tháng cuối năm 2022.

Thành lập từ tháng 2/2022, Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL (Bộ NN-PTNT) đã thực hiện và triển khai hiệu quả các đề án hạ tầng liên kết chuỗi sản xuất vùng ĐBSCL. Nổi bật là 2 đề án cấp quốc gia, phát triển các vùng nguyên liệu đạt chuẩn, được Bộ NN-PTNT tập trung thực hiện.

Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và dự kiến kế hoạch 6 tháng cuối năm 2022 của Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và dự kiến kế hoạch 6 tháng cuối năm 2022 của Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Cụ thể, nằm trong Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 – 2025, vùng ĐBSCL được hỗ trợ xây dựng 4 trung tâm logistics hỗ trợ hợp tác xã (HTX) phát triển vùng nguyên liệu. Bao gồm, Trung tâm logistics chuỗi lúa gạo tỉnh An Giang, Trung tâm logistics lúa – tôm hữu cơ tỉnh Kiên Giang, Trung tâm logistics trái cây Mỹ Hiệp tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm logistics chế biến tôm tỉnh Sóc Trăng. Với tổng mức đầu tư khoảng 259 tỷ đồng. Hiện nay, Ban chỉ đạo đang xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn cho HTX, nông dân và các Tổ khuyến nông cộng đồng thuộc đề án xây dựng mã số vùng trồng. Đồng thời phối với một số công ty công nghệ, xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ trong đề án.

Ngoài ra, Đề án đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ HTX phát triển vùng nguyên liệu, triển khai tại tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang và An Giang. Với mục tiêu hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và HTX. Đi kèm với các vùng nguyên liệu này là phát triển các trung tâm logistics. Hai đề án trên đan xen, liên kết với nhau nhằm phát triển vùng nguyên liệu cho 5 địa phương trên.

Nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2022, Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL tập trung mạnh vào các dự án hạ tầng liên tỉnh, liên vùng. Ảnh: Kim Anh.

Nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2022, Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL tập trung mạnh vào các dự án hạ tầng liên tỉnh, liên vùng. Ảnh: Kim Anh.

Riêng đối với Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL, ông Lê Thanh Tùng, Chánh văn phòng điều phối phấn khởi thông tin, kể từ khi ra mắt, đơn vị đã phối hợp thường xuyên với các tỉnh, thành trong vùng, thực hiện hàng loạt các hoạt động về nông nghiệp số, quy hoạch tích hợp các vùng trọng điểm, chủ trì các cuộc hội thảo, diễn đàn trong và ngoài Bộ NN-PTNT.

Nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2022, Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL tập trung mạnh vào các dự án hạ tầng liên tỉnh, liên vùng. Đồng thời, một loạt các hội thảo về đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị lúa gạo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ được triển khai. Trong đó điểm nhấn đặc biệt là đồng hành trong chuỗi hoạt động của sự kiện quốc tế Agritechnica Asia Live 2022 về “cơ giới hóa đồng bộ tiến tới sản xuất nông nghiệp bền vững” diễn ra từ ngày 24 – 26/8/2022.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đánh giá, hoạt động điều phối vùng ĐBSCL không chỉ đi sâu vào một lĩnh vực, mà điều phối chung các hoạt động của vùng, khắc phục sự chỉ đạo manh mún, nhỏ lẻ. Thời gian tới, Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL cần Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành khác để thúc đẩy các lĩnh vực trọng yếu của vùng phát triển. Đặc biệt, cần quan tâm đến vấn đề hỗ trợ sinh kế, các mô hình sinh kế theo hướng tuần hoàn, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp tái tạo lại, tăng thu nhập cho nông dân, giảm lãng phí và phát thải khí nhà kính.

Hoạt động điều phối vùng ĐBSCL không chỉ đi sâu vào một lĩnh vực, mà điều phối chung các hoạt động của vùng, khắc phục sự chỉ đạo manh mún, nhỏ lẻ. Ảnh: Kim Anh.

Hoạt động điều phối vùng ĐBSCL không chỉ đi sâu vào một lĩnh vực, mà điều phối chung các hoạt động của vùng, khắc phục sự chỉ đạo manh mún, nhỏ lẻ. Ảnh: Kim Anh.

Thứ trưởng cũng lưu ý từ nay đến cuối năm 2022, các thành viên Ban chỉ đạo cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương để xây dựng các đề án, dự án xây dựng vùng nguyên liệu, HTX ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng dự án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trung tâm sản xuất, liên kết từng vùng phát huy thế mạnh chủ lực của từng địa phương.

Thứ trưởng nhấn mạnh đây là những đề án lớn của Chính phủ, tạo ra động lực liên kết để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, mang tính chất điều phối cả vùng, chứ không riêng một địa phương nào.

Đối với công tác cấp mã số vùng trồng, Thứ trưởng Nam khẳng định: “Khi triển khai việc cấp mã số vùng trồng ở các vùng nguyên liệu, các địa phương và ngành bảo vệ thực vật cần xác định quan điểm chứng nhận vùng sản xuất cái gì, ở đâu, như thế nào và doanh nghiệp vận dụng thế nào để phù hợp yêu cầu nước nhập khẩu, đặc biệt là không để trục lợi”.

Bên cạnh đó, 3 vấn đề về giống cây trồng vật nuôi, cơ giới hóa, công nghệ số trong nông nghiệp cũng là việc đáng lưu tâm, tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.