| Hotline: 0983.970.780

Đình chỉ hoạt động nhóm lớp mẫu giáo Tí Bo sau vụ bạo hành trẻ

Thứ Tư 24/04/2024 , 16:58 (GMT+7)

TP.HCM Công an thành phố Thủ Đức đang phối hợp các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ vụ clip bé trai bị chủ cơ sở 'Lớp mẫu giáo Tí Bo' bạo hành.

Ảnh cắt từ clip ghi lại hình ảnh trẻ bị bạo hành.

Ảnh cắt từ clip ghi lại hình ảnh trẻ bị bạo hành.

Ngày 24/4, trên mạng xã hội xuất hiện hai clip ghi lại cảnh một người phụ nữ dồn trẻ vào góc lớp, dùng một vật đánh đầu trẻ. Đáng nói, người này ép trẻ nằm xuống đất và ngồi hẳn lên người trẻ để nhét trái cây vào miệng trẻ. Dù trẻ gào khóc nhưng người phụ nữ vẫn tiếp tục vừa nhét trái cây vào miệng trẻ, vừa quát tháo trước sự chứng kiến của nhiều trẻ khác trong lớp.

Ngay lập tức, hình ảnh phản cảm này thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều bình luận phẫn nộ, bất bình trước hành vi phản giáo dục của người phụ nữ này.

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng phòng GD-ĐT thành phố Thủ Đức cho biết, đơn vị đã nắm bắt thông tin và xác định sự việc xảy ra tại cơ sở Lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức). Hiện Phòng GD-ĐT thành phố Thủ Đức phối hợp UBND phường và công an vào cuộc. 

Người phụ nữ trong clip được xác định là chủ cơ sở "Lớp mẫu giáo Tí Bo". Hiện công an đã mời người phụ nữ này lên làm việc để làm rõ hành vi và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

"Lớp mẫu giáo Tí Bo" đã bị đình chỉ hoạt động ngay trong ngày. 

"Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm tất cả đơn vị để xảy ra trường hợp tương tự. Quan điểm của ngành giáo dục là không thể chấp nhận hành vi mang tính bạo hành trẻ. Riêng trẻ ở nhóm Lớp mẫu giáo Tí Bo sẽ được hỗ trợ chuyển chỗ học theo yêu cầu của phụ huynh", lãnh đạo Phòng GD-ĐT thành phố Thủ Đức cho hay.

Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM Lương Thị Hồng Điệp cho biết, Sở đã yêu cầu thành phố Thủ Đức báo cáo về vụ việc. Đồng thời, Sở cũng có văn bản chấn chỉnh tình trạng này ở các nhóm, lớp mẫu giáo tư thục, độc lập.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.