| Hotline: 0983.970.780

DN bắt tay người dân làm nông thôn mới

Thứ Năm 12/08/2010 , 11:22 (GMT+7)

Có một khẩu hiệu vẫn được nhắc đi nhắc lại: vốn xây dựng NTM phải từ nhiều nguồn- Nhà nước, DN, người dân...tóm lại là xã hội hoá nguồn vốn. Khẩu hiệu ấy đã thành hiện thực ở buôn Eana, xã Eana, huyện Krông Ana (Đăk Lăk).

Ông Lê Quốc Phong, GĐ Cty Phân bón Bình Điền và ông Y Đức K’ Buor trưởng buôn Eana tại buổi lễ ký kết giai đoạn 2010 – 2014.
Có một khẩu hiệu vẫn được nhắc đi nhắc lại: vốn xây dựng NTM phải từ nhiều nguồn- Nhà nước, DN, người dân...tóm lại là xã hội hoá nguồn vốn. Khẩu hiệu ấy đã thành hiện thực ở buôn Eana, xã Eana, huyện Krông Ana (Đăk Lăk).

NGHIỆP DƯ ĐÂU CHỊU THUA

Ngày 30/7, giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Ferroli Cup 2010 ở TP Ban Mê Thuột đang hồi gay cấn thì cách đấy 20km, cũng đang diễn ra giải bóng chuyền nghiệp dư của nông dân tại buôn Eana, xã Eana, huyện Krông Ana không kém phần hào hứng. Giải buôn làng nhưng quy tụ tới 120 cầu thủ của 12 đội bóng khắp huyện. Chung kết, đội bóng buôn Eana thắng dễ dàng đội bạn được một Cty dầu khí tài trợ. Xem các cầu thủ thi đấu, ít người nghĩ đấy là đội bóng của một buôn vùng cao, thậm chí có người còn đề nghị kiểm tra hộ khẩu để xem thử buôn Eana có đi mượn cầu thủ chuyên nghiệp không.

Phát biểu tại buổi “Tổng kết 6 năm kết nghĩa giữa Cty Bình Điền và Buôn Eana” tổ chức tại buôn Eana mới đây, ông Phạm Đức Tùy, Phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đăk Lăk đánh giá đây là mô hình kết nghĩa hiệu quả nhất trong nhiều mô hình đã triển khai trên địa bàn tỉnh.

Anh H’ Duyên, Bí thư Chi đoàn thanh niên buôn Eana, ông “bầu” đội bóng cho biết: "Thắng là đúng. Không thắng mới là chuyện lạ. Đã mấy năm nay, phong trào văn nghệ và TDTT buôn mình lên dữ lắm, thứ 7, chủ nhật nếu trời không mưa, tất cả nam thanh niên hầu như có mặt tại sân bóng, còn tối nhà văn hóa cộng đồng đêm nào cũng phải mở cửa phục vụ không những cho thanh niên mà cả cho người có tuổi. Mày có thích nghe cồng chiêng không, tối này ra nhà văn hóa có tao biểu diễn đấy”.

BUÔN MÌNH GIÀU RỒI

Không những chỉ Bí thư đoàn H’ Duyên, trưởng thôn Y Đức K’ Buor mà các nông dân khác đều hồn nhiên khoe sự giàu có của buôn mình. Anh Y Kư Niê, một nông dân tại buôn khoe với chúng tôi “Từ ngày kết nghĩa với Bình Điền buôn chúng tôi không những có cái ăn, cái mặc mà còn sắm được máy cày, tivi, đầu máy…Buôn mình giờ giàu rồi”. Năm 2004, mặc dù chỉ cách trung tâm TP chỉ 20km, lại là buôn anh hùng trong kháng chiến nhưng Eana vẫn có tới 121/296 hộ nghèo. Thu nhập chính của bà con là 200 ha cà phê nhưng năng suất chỉ đạt 2 tấn/ha. Ngoài ra còn có 2 ha hồ tiêu, 20 ha bắp lai, 6 ha lúa nước, 50 con bò và heo thả rông dưới gầm sàn. Bởi “lạc hậu” như thế nên Eana được Đăk Lăk xếp vào diện khu vực 3, khu vực đặc biệt khó khăn.

Việc kết nghĩa với buôn Eana có cái điểm chắc chắn ghi được là ý nghĩa chính trị nhưng nguy cơ “mất điểm” cũng rất lớn nếu không thành công.

6 năm sau năng suất cà phê đã tăng gấp đôi – 4 tấn/ha, năng suất bắp tăng gấp rưỡi – 4,5 tấn/ha, năng suất lúa tăng từ 4 tấn lên 5 tấn/ha. Số hộ nghèo trong buôn tính theo chuẩn mới đã giảm xuống chỉ còn 70 hộ, số hộ khá, giàu đã tăng từ 20 lên 200, 100% hộ có môtô, phần lớn có máy nông cơ. Trước đây chỉ có 20 hộ có nhà xây kiên cố thì nay số nhà xây đã chiếm 50%. Nhiều nhà trước đây bán chiêng ché nay mua lại được. Làm gì để việc kết nghĩa mang lại hiệu quả thực chất, không hổ danh là câu hỏi khó với ông Lê Quốc Phong, GĐ Cty Phân bón Bình Điền, người được buôn làng Eana đặt tên Y’ Phong.

“CỦ CÀ RỐT” CỦA LÒNG THÀNH

Niềm vui của chị H’ Duon Niê (ngồi) khi được tặng nhà tình thương trị giá 40 triệu đồng.
Cuối cùng Bình Điền đã tự chọn cái khó, chậm nhưng chắc đấy là từng bước chuyển giao kỹ thuật theo cách riêng từ thực tế của buôn Eana. Phương châm chuyển giao kết hợp với động viên được triển khai. Ngày 16/8/2004, lễ ký kết chương trình kết nghĩa được Bình Điền chu đáo chuẩn bị 296 phần quà được phân phát đều cho tất cả các hộ trong buôn, không kể hộ đồng bào dân tộc hay người Kinh, không phân biệt cán bộ hay thường dân. Mặc dù giá trị mỗi phần quà chỉ 180.000 đồng nhưng với kiểu “cộng đồng cùng hưởng theo kiểu chia thú săn được” đã tạo được niềm tin với đồng bào. Chưa kể các dịp lễ tết Cty đều chăm sóc, thăm hỏi người dân buôn Eana như CBCNV Cty.

Món quà tặng lớn nhất, đều nhất của Bình Điền cho buôn Eana trong suốt 6 năm kết nghĩa là việc cung ứng gần 500 tấn phân bón trả chậm không tính lãi. Cộng hết các khoản, 6 năm Bình Điền đã hỗ trợ cho buôn Eana 1,5 tỷ đồng từ nguồn đóng góp tự nguyện của CBCNV, một khoản tiền không lớn nhưng đã tạo niềm tin mở được 7 lớp “dạy từ nhà ra nương” về kỹ thuật canh tác cà phê, lúa, bắp, chăn nuôi…Từ năm 2007 buôn Eana đã thoát khỏi diện vùng 3. Không có sự xung khắc giữa văn hóa người Ê Đê và người Kinh, tính cộng đồng được đề cao, một mô hình nông thôn mới ở vùng cao đang được hoàn thiện.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa 'vàng' chưa đủ hạ nhiệt

Bình Phước Cơn mưa đổ xuống một số nơi trên địa bàn tỉnh Bình Phước mới đây tuy không lâu, lượng mưa không cao, nhưng cũng phần nào giải nhiệt, và 'giải khát' cho cây trồng.