| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trong kết nối giao thương

Thứ Bảy 13/08/2022 , 09:03 (GMT+7)

Một hoạt động kết nối giao thương mới trong nông nghiệp vừa được tổ chức tại Hà Nội. Buổi kết nối cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn hạn chế nhiều kỹ năng.

Quang cảnh buổi kết nối giao thương do Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản tổ chức vào ngày 12/8/2022 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Mạnh Dũng.

Quang cảnh buổi kết nối giao thương do Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản tổ chức vào ngày 12/8/2022 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Mạnh Dũng.

Các doanh nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên có một điểm chung là rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm làm ra.

Chính vì vậy, việc tận dụng các cơ hội kết nối giao thương (matching) do các tổ chức, cơ quan, đơn vị hỗ trợ kinh doanh (BSO) thực hiện là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến nông sản của Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp đầu chuỗi, các doanh nghiệp thu mua, phân phối và bán sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước, tìm đầu ra hữu hiệu cho sản phẩm của mình, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp thu mua sản phẩm có thể tìm được nguồn cung ứng sản phẩm phù hợp với độ tin cậy cao hơn.

Với sự giúp đỡ của Dự án LinkSME do USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ), Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Agrotrade) đã tổ chức thành công buổi kết nối giao thương vào ngày 12/8/2022 tại khách sạn Fortuna, Hà Nội.

Tham gia buổi kết nối giao thương này có các doanh nghiệp đầu chuỗi, chuyên bán buôn, bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam hiện nay như Centrap Retail Corporation, Coopmart, Chuỗi cửa hàng Bác Tôm, Công ty CP Thực phẩm sạch Tâm An, Công ty TNHH Thịnh Phát Toàn Cầu… và 25 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam trong lĩnh vực chế biến nông sản.

Mặc dù bị ảnh hưởng của cơn mưa lớn suốt đêm 11/8 sang sáng 12/8 khiến cho đường giao thông nhiều chỗ bị ngập, tắc, nhưng đã có 64 buổi kết nối thành công trong số 76 kết nối hoạch định theo kế hoạch sáng 12/8 (kế hoạch ấn định chiều 11/8 là 98 kết nối), đạt hơn 84% kế hoạch.

Ngay trong quá trình giao thương có 1 hợp đồng bán sản phẩm được giao dịch thành công và hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến nông sản đã đạt được các ghi nhớ và hứa hẹn các cuộc làm việc tiếp theo trong việc liên kết chế biến - tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa các SME và các doanh nghiệp đầu chuỗi. Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến nông sản tham gia rất phấn khởi, hào hứng với hình thức kết nối giao thương này.

Chị Lại Ngọc Hà, giám đốc Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu trà và nông sản quốc tế Ngọc Thiện phấn khởi cho biết: “Đây là một hình thức kết nối doanh nghiệp rất có hiệu quả, doanh nghiệp chế biến nông sản ngoài việc được tiếp xúc với các doanh nghiệp đầu chuỗi, doanh nghiệp thu mua và tiêu thụ sản phẩm, tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình, còn học hỏi được rất nhiều điều khác như các tiêu chuẩn sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm… khi bán sản phẩm cho các doanh nghiệp thu mua và phân phối sản phẩm ra thị trường.

Bộ NN-PTNT và dự án LinkSME cần tiếp tục các hoạt động này để giúp đỡ doanh nghiệp chế biến nông sản nhỏ và vừa phát triển mạnh hơn”.

Tuy nhiên, qua buổi kết nối giao thương này cũng cho thấy một điều là các doanh nghiệp chế biến nông sản nhỏ và vừa của ngành nông nghiệp hiện nay rất hạn chế trong các kỹ năng kết nối giao thương (mặc dù đã được Dự án LinkSME huấn luyện trực tuyến một buổi chiều 10/8) nên kết quả chưa đạt được như mong muốn của doanh nghiệp.

Để hoạt động kết nối giao thương đạt hiệu quả, các doanh nghiệp chế biến nông sản nhỏ và vừa cần chú ý làm tốt các công việc sau:

Trước khi kết nối giao thương, doanh nghiệp cần (1) Kết nối chặt chẽ với các tổ chức hỗ trợ kinh doanh (BSO), nhất là đơn vị tổ chức sự kiện để nắm rõ lịch kết nối, địa điểm kết nối, lên kế hoạch hoạt động cho phù hợp, tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, chẳng hạn như trận mưa lớn đêm 11/8 và sáng 12/8; (2)Tìm hiểu kỹ các doanh nghiệp đầu chuỗi (các lead firm, người mua hàng) để có các sự chuẩn bị phù hợp; (3) Xác định rõ ràng mục tiêu tham gia sự kiện (tham gia để học hỏi kinh nghiệm, tham gia để kết nối và bán sản phẩm cho một doanh nghiệp đầu chuỗi cụ thể…); (4) Chuẩn bị đầy đủ các catalogue sản phẩm, hàng mẫu, danh thiếp để thuyết phục người mua (doanh nghiệp đầu chuỗi) chú ý đến sản phẩm và doanh nghiệp của mình; (5) Lựa chọn nhân sự tham gia sự kiện phù hợp. Nên ưu tiên cử các lãnh đạo doanh nghiệp có khả năng đàm phán kinh doanh, có khả năng ra quyết định đối với các đơn hàng hoặc có khả năng nắm bắt các nhu cầu của doanh nghiệp đầu chuỗi để hướng hoạt động của doanh nghiệp mình theo nhu cầu của người mua hàng (kết nối tiềm năng)…

Trong khi diễn ra sự kiện kết nối giao thương, các doanh nghiệp chế biến nông sản cần trình bày ngắn gọn, chính xác các nhu cầu, sản phẩm của mình vì thông thường thời gian cho phép mỗi doanh nghiệp khá ngắn, chỉ 15-20 phút mà thôi.

Cố gắng sáng tạo trong việc trình bày của mình sao cho việc trình bày truyền tải được thông điệp của sản phẩm, của tầm nhìn doanh nghiệp của mình, đặc biệt chú trọng đến lợi ích vượt trội của sản phẩm nhằm hấp dẫn, thu hút đối tác, là những người có khả năng mua sản phẩm của mình trong tương lai.

Đặc biệt, cần mạnh dạn tương tác với khách hàng (đối tác trong buổi kết nối giao thương) nhằm tìm hiểu các nhu cầu mua hàng, về số lượng, quy cách, chất lượng của sản phẩm cần mua, cũng như có thể nhận diện được khách hàng tiềm năng, qua đó chuyển đổi kế hoạch sản xuất của minh cho phù hợp với doanh nghiệp mua hàng để đi đến quyết định giao dịch chi tiết hơn.

Sau sự kiện kết nối kinh doanh, các doanh nghiệp chế biến nông sản nhỏ và vừa chú ý liên hệ với doanh nghiệp đầu chuỗi, người mua hàng tương lai của mình càng sớm càng tốt nhằm tận dụng ấn tượng tốt đã được tạo ra từ sự kiện kết nối giao thương vừa diễn ra.

Gửi các thông tin chi tiết hơn về doanh nghiệp và sản phẩm của mình để người mua nghiên cứu thêm. Đồng thời tạo thêm các cuộc tiếp xúc phù hợp giữa hai bên để triển khai các ghi nhớ đã đạt được và xúc tiến việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Kết nối giao thương là một hoạt động khá mới đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp. Hy vọng rằng thông qua hoạt động kết nối giao thương lần này, các doanh nghiệp có thể có được những kinh nghiệm tốt để cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức hỗ trợ kinh doanh, dự án LinkSME… tổ chức tốt hơn các hoạt động kết nối giao thương khác, đưa các doanh nghiệp chế biến nông sản nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp gắn kết ngày càng hiệu quả hơn với doanh nghiệp thu mua, phân phối nông sản chế biến không những tại thị trường nội địa mà cả trong các hoạt động xuất khẩu nông sản.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm