| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo làng nghề chế biến cau xuất khẩu thu nhập nghìn tỷ

Thứ Năm 07/11/2019 , 16:15 (GMT+7)

Hiện nay, xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) là địa phương duy nhất trong cả nước được công nhận là làng nghề cau. Quả cau, lá trầu gắn với người dân nơi đây từ bao đời nay, vừa là văn hóa truyền thống vừa là nghề sinh nhai.

Trước đây, khi chưa xuất khẩu cau, người dân trồng đem bán trong nước phục vụ nhu cầu lễ hội, cưới hỏi. Khoảng 20 năm nay, cau được người dân Cao Nhân thu mua trong cả nước, sơ chế rồi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nghề làm cau tuy vất vả nhiều rủi ro nhưng đem lại cuộc sống ấm no cho người dân xã Cao Nhân. Hàng năm, tổng sản lượng cau sấy khô của làng nghề này lên đến 5.000 tấn, nếu được giá có thể thu về đến 1 nghìn tỷ đồng.

Cả xã Cao Nhân có hơn 3.000 hộ và hầu như nhà nào cũng trồng cau. Nhà ít thì vài chục cây, nhiều thì vài nghìn cây
Cau Liên Phòng có tuổi thọ đến vài chục năm, cho quả đều. Kỹ thuật trồng cau Cao Nhân được đúc kết và truyền lại qua nhiều thế hệ đã góp phần làm mỗi cây cau đều cho nhiều quả, quả cau to, xanh bóng, đều và đẹp
Ông Nguyễn Văn Trường chỉ cho PV cách tính tuổi cau. Theo ông Trường, mỗi năm cây cau sẽ lột tối đa 5 bẹ. Như vậy, cứ 5 đốt là cây cau được 1 tuổi. Quả cau, lá trầu gắn bó với người Cao Nhân đã bao đời nay
Ngoài trồng cau tại địa phương, người dân xã Cao Nhân còn thu mua trong khắp cả nước. Đại lí lớn thì dùng ô tô thu mua cau. Đại lí nhỏ thì thu mua cau từ các thương lái thu gom ở trong vùng và chở xe máy đến
Cau sau khi thu mua được người dân vặt thành quả và cho vào luộc. Cau luộc theo kỹ thuật bên Trung Quốc hướng dẫn. Sau đó mới đem đi sấy khô
Cau được người dân cho vào lò sấy khô trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 ngày bằng lò đốt than củi. Và trong quá trình sấy, cau được đảo liên tục, bảng đo nhiệt độ bên ngoài lò không được quá số 60
Cau xuất qua thị trường Trung Quốc phải đều, không lớn quá, cũng không bé quá. Người dân phải dùng máy hoặc dùng biện pháp thủ công để lựa chọn cau theo đơn hàng phía Trung Quốc
Cau được bốc lên xe để chở đi tiêu thụ, thường thì các chủ cau phải chở cau lên cửa khẩu Tân Thanh hoặc ra Quảng Ninh để xuất sang Trung Quốc. Năm nay, cau mất giá nên lượng hàng xuất đi chỉ cầm chừng
Cũng có những thương lái Trung Quốc sang tận xưởng để kiểm tra và sẽ mua trực tiếp luôn tại xưởng. Chủ cau Hoàng Văn Đoàn, xã Cao Nhân và thương lái Trung Quốc đang kiểm tra chất lượng cau sơ chế trước khi bốc lên xe
Trung bình hàng năm, làng nghề cau Cao Nhân xuất sang thị trường khoảng 5 nghìn tấn cau khô đã sơ chế. Những năm được giá có thể thu về trên dưới 1 nghìn tỷ đồng
Một cơ sở tiếp nhận cau từ Việt Nam của đối tác phía Trung Quốc. Cơ sở này vẫn tồn khoảng 4.000 tấn cau của năm 2018.

Xem thêm
Sóng đánh chìm tàu, 14 ngư dân trôi tự do trên biển

Việt Nam lần đầu tổ chức Hội thảo quốc tế về ngành dừa. Phát triển ngành cao su trong bối cảnh toàn cầu hóa. Công ty TOPCIN khánh thành Nhà máy sản xuất thuốc thú y. Sóng đánh chìm tàu, 14 ngư dân trôi tự do trên biển. Cấp cứu thuyền viên nước ngoài gặp nạn ngoài khơi.

Tri thức và nông dân: Hợp tác, đổi mới hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

Hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tri thức hóa nông dân, thông qua việc nâng cao trình độ, nhận thức và bảo đảm quyền làm chủ của nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0. Ông Lý Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp và TS Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) sẽ cùng trao đổi về sự cần thiết xây dựng người nông dân chuyên nghiệp.

Hướng dẫn nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng kinh tế cao nhất

Thỏ New Zealand là giống nuôi tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, mắn đẻ. Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây hướng dẫn chi tiết cách nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

500 người chết và mất tích do thiên tai trong năm 2024

Tuy đã chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, thế những trước sức mạnh của những cơn bão lớn đổ bộ trong năm 2024, Việt Nam vẫn gánh chịu nhiều thiệt hại.