| Hotline: 0983.970.780

Độc giả nghi ngờ tính trung thực

Thứ Tư 18/09/2013 , 10:31 (GMT+7)

Nhiều độc giả đang nghi ngờ tính xác thực về việc Huyền Chip có đi tới 25 nước với 700 đô la hay không?

Từng được biết đến với cuốn “Xách ba lô lên và đi”, Huyền Chip kể lại cuộc hành trình xuyên qua 25 nước của mình chỉ vỏn vẹn 700 đô la trong túi.

Dù sách của Huyền Chip bán rất chạy trên thị trường nhưng cô không tự nhận mình là nhà văn, chỉ đơn giản là cô đang viết lại nhật ký những chuyến đi của mình một cách chân thực nhất.

Mới đây, cô giới thiệu tiếp tập 2 của “Xách ba lô lên và đi” với tựa đề “Đừng chết ở châu Phi” (Báo NNVN đã đưa tin), tập sách này cũng sẽ sớm ra mắt trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều độc giả đang nghi ngờ tính xác thực về việc Huyền Chip (tên thật là Nguyễn Thị Khánh Huyền, 21 tuổi) có đi tới 25 nước với 700 đô la hay không, qua đó, nhiều độc giả quy kết cô đang lừa dối.

Trên nhiều diễn đàn, trong đó có cả diễn đàn về văn học, diễn đàn du lịch, gameonline đều đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn, yêu cầu Huyền Chip làm rõ bởi họ cho rằng “sách của Huyền Chip không phải là văn học hư cấu, cũng không phải truyện viễn tưởng. Là nhật ký thì phải có tính trung thực”. Mọi nghi ngờ đều xoay quanh những chuyến hành trình Huyền Chip kể trong tập 1 với tựa đề: “Châu Á là nhà. Đừng khóc”.


Sách “Đừng chết ở châu Phi” của Huyền Chip

Nghi vấn đầu tiên khiến nhiều độc giả đặt câu hỏi với Huyền Chip là làm thế nào cô có thể được chiếu cố quá nhiều lần đến như vậy khi xin visa, và không chứng minh tài chính, không vé khứ hồi, không việc làm ổn định và không có bằng cấp. Một số người có kinh nghiệm đi du lịch ở Singapore cũng chia sẻ thêm: “Nếu sang Singapore mà chỉ mang 700 đô la trong túi sẽ không dễ dàng được nhập cảnh vào đảo quốc sư tử”.

Qua đó, nhiều người mong muốn Huyền Chip chụp hình lại các dấu xuất nhập cảnh qua 25 nước để độc giả tường tận hơn.

Cũng liên quan đến vấn đề tiền nong và xin visa du lịch, nhiều độc giả cho rằng, ngoại trừ các nước Asean, thì nhập cảnh vào các nước khác thì bắt buộc khách du lịch phải xin visa. Thủ tục về cơ bản là giống nhau ở các nước, nhưng có 1 cái mà bất cứ nước nào cũng cần là chứng minh tài chính. Đây là thủ tục để đảm bảo rằng mình có tiền, và du lịch sang nước họ là để du lịch, không phải để kiếm tiền. Đặc biệt hơn, nhiều nước còn đòi chứng minh thu nhập ổn định, giấy chứng nhận cơ quan.

Nghi vấn đặt ra là, với 700 đô la ban đầu, Huyền Chip có thể làm được cái chứng minh tài chính hay không? Hay chỉ là 700 đô la tiền mặt, còn lại là tiền ở thẻ tín dụng. Nếu như vậy thì sách phải đính chính chứ không thể đưa chi tiết 700 đô la làm “mồi câu” độc giả.

Một số nghi vấn còn xuất phát từ công việc làm thêm, bởi một số nước Huyền Chip đến có mặt bằng chung thu nhập trên đầu người không bằng Việt Nam. Nhưng trong sách, Huyền Chip viết về việc làm thêm ở nhiều nước với 10 đô la/1 giờ làm việc. “Đây là điều phi lí khi thu nhập part-time của em cao hơn thu nhập full của một người tốt nghiệp đại học bên đó”, một độc giả trên diễn đàn VOZ chia sẻ.

Không bình luận gì những nghi vấn của độc giả, Huyền Chip chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng: “Sẽ sớm có thông báo chính thức với đầy đủ chứng cớ phản bác các nghi vấn không có cơ sở, thậm chí xuyên tạc…” về những điều cô viết trong tập 1 của “Xách ba lô lên và đi”. Thậm chí cô còn chia sẻ, sẽ tham vấn và ủy quyền luật sư nếu có những thông tin vu khống về mình.

“Phấn lớn tên các nước của châu Phi tôi chưa nghe đến bao giờ, đừng nói đến thủ đô của chúng. Xin visa thế nào, đi lại ra sao, ăn tiêu cái gì tôi cũng chưa thể hình dung. Tất cả những gì tôi biết về châu Phi chỉ là hạn hán, nạn đói, nội chiến đọc được trên báo chí và những kinh nghiệm nửa kiểu chia sẻ, nửa kiểu răn đe của Asher.

Cách đó 3 năm, trong chuyến xách ba lô lên và đi của mình, anh cũng đã làm một chuyến xuống châu Phi. Nhưng kế hoạch tươi đẹp đi dọc chiều dài châu Phi từ Ai Cập xuống Nam Phi của anh chỉ thực hiện được đến Uganda là anh phải bỏ của chạy lấy người, bay thẳng lên châu Âu trở lại với thế giới văn minh.

Châu Phi là như thế đấy mày ạ. Tao cũng không biết phải giải thích thế nào. Người dân ở đấy nghĩ rất khác, sống rất khác, mọi chuyện cứ như xảy ra theo một quỹ đạo khác. Thái độ không phải là thù địch, nhưng rất khó chịu. Ngày ngày nó cứ găm vào tâm trí mày, ăn mòn sức chịu đựng của mày, để đến mức mày không chịu được nữa phải nổ tung ra.

Đến một đứa coi trời bằng vung, chẳng sợ gì chỉ sợ chán như Asher mà còn nói như thế thì không biết châu Phi thực sự như thế nào?

Nhưng mày cứ đi đi. Mày đến từ Việt Nam, có khi mày lại thích nó” (Trích trong “Đừng chết ở Châu Phi”)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm