| Hotline: 0983.970.780

Độc quyền thương hiệu Gạo Cát Tiên

Thứ Năm 09/12/2010 , 19:45 (GMT+7)

Trao đổi với NNVN, ông Huỳnh Văn Đẩu - Bí thư Huyện ủy Cát Tiên (Lâm Đồng) phấn khởi khoe: Chúng tôi đã làm thủ tục đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận độc quyền cho thương hiệu “Gạo Cát Tiên” rồi.

Trao đổi với NNVN, ông Huỳnh Văn Đẩu - Bí thư Huyện ủy Cát Tiên (Lâm Đồng) phấn khởi khoe: Chúng tôi đã làm thủ tục đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận độc quyền cho thương hiệu “Gạo Cát Tiên” rồi.

Gạo này được trồng từ giống lúa OM 4900 nhiều năm trên nền đất hàng năm được bồi đắp phù sa, với thổ nhưỡng đặc trưng nên đã cho năng suất từ 8-9 tấn/ha. Gạo Cát Tiên hạt nhỏ, dài, dẻo và mùi thơm đặc trưng. Mai này, khi đã có thương hiệu rồi, mỗi năm Cát Tiên tung ra thị trường và các siêu thị lớn khoảng 25.000 tấn gạo đặc sản, đặc trưng của huyện “rốn lũ”.

Ruộng trồng giống OM 4900 cho gạo Cát Tiên.

Ngỡ ngàng gạo Cát Tiên

Trăm nghe không bằng một thấy, ông Lê Ngọc Sanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên mời bằng được chúng tôi nếm thử gạo Cát Tiên - công trình tâm huyết của tập thể lãnh đạo huyện vùng sâu này.

Quả thực, dù đã ăn rất nhiều giống gạo có tiếng khác nhau, thế nhưng khi ăn cơm từ gạo Cát Tiên khiến chúng tôi có cảm giác bất ngờ đến ngỡ ngàng! Nắp nồi cơm vừa mở, một mùi thơm thoang thoảng bốc lên, hạt gạo trắng nhỏ, dài và đều tăm tắp. Chúng tôi ăn thử và nhận ra, gạo rất dẻo, dai có vị ngọt và mùi thơm khó tả. Một đồng nghiệp đi công tác cùng chúng tôi phải thốt lên: “Bình thường mỗi bữa tôi chỉ ăn một chén (bát), hôm nay ăn tới hai chén mà vẫn… thòm thèm”.

Hạt gạo Cát Tiên.
Kỹ sư Đào Duy Mai, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Cát Tiên cho biết: Từ nhiều năm qua, lãnh đạo huyện đã rất tâm huyết và thường xuyên chỉ đạo làm sao tạo ra được một thương hiệu gạo đặc trưng. Bởi lẽ, Cát Tiên là vùng lũ, năm nào cũng được bồi đắp phù sa nên có thổ nhưỡng khá đặc biệt. Chính vì thế, lãnh đạo Cát Tiên đã cùng nhóm kỹ sư nông nghiệp đến các viện lúa để tìm giống mới đem về làm khảo nghiệm, và đã thành công với giống OM 4900.

Kỹ sư Mai cho biết: Huyện đang phối hợp với nông dân để trồng 80 ha lúa giống. Giống lúa này có thể canh tác 3 vụ/năm, năng suất từ 8-9 tấn/ha. Đặc biệt, giống OM 4900 trồng đất Cát Tiên có khả năng kháng nhiều loại sâu bệnh hại lúa phổ biến. Hiện nay huyện đang hỗ trợ nông dân trồng lúa về giống cũng như kỹ thuật chăm sóc đồng thời bao tiêu toàn bộ đầu ra cho nông dân với giá cao hơn thị trường từ 1.000-1.500 đ/kg.

Sớm có mặt ở siêu thị

Chúng tôi tham quan cánh đồng đang trồng giống lúa “OM Cát Tiên”, và khu vực khảo nghiệm hơn chục loại giống khác ở xã Phù Mỹ. Trời về chiều ánh nắng se sắt dịu nhẹ, chúng tôi có cảm giác thật sảng khoái bên thảm lúa xanh ngắt mới 20 ngày tuổi. Kỹ sư Mai tâm sự: Cát Tiên là vùng trọng điểm sản xuất lúa của Lâm Đồng với gần 7.000 ha, nhưng vẫn là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh. Điều này khiến cho lãnh đạo huyện luôn trăn trở làm thế nào để người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây lúa. Chính từ động lực đó đã luôn thôi thúc chúng tôi phải sớm hoàn thành nhiệm vụ và đến nay Cát Tiên đã có giống lúa làm thương hiệu riêng cho mình.

Gạo Cát Tiên rất ngon, giá 13.500đ/kg.

Tại cánh đồng thử nghiệm, nhiều nông dân liên kết với Phòng NN- PTNT phấn khởi cho chúng tôi biết, bà con rất hài lòng với giống lúa mới bởi nó cho năng suất cao và khả năng kháng bệnh tốt. “Tôi có hơn nửa ha cấy giống của Phòng NN- PTNT, vụ vừa rồi thu hoạch được hơn 4 tấn lúa. Toàn bộ lúa được bán hết cho HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hồng Ái (do Phòng NN- PTNT Cát Tiên liên kết sáng lập) với giá 6.000-6.500 đ/kg. Thích nhất là cơm gạo Cát Tiên vừa thơm vừa dẻo. Từ khi có gạo Cát Tiên, gia đình tôi nhiều bữa chỉ ăn cơm với rau luộc cũng thấy ngon” - nông dân Nguyễn Văn Hùng, xã Phù Mỹ vừa lúi húi nhổ cỏ vừa kể.

"Vừa qua, từ khảo nghiệm thành công, huyện đã chỉ đạo cơ quan chức năng tuyên truyền, tổ chức các buổi hội thảo, hướng dẫn kỹ thuật cho hàng ngàn nông dân thực hiện. Kế hoạch sắp tới của chúng tôi là đưa gạo Cát Tiên “thâm nhập” vào các siêu thị lớn" Phó Chủ tịch huyện Lê Ngọc Sanh.

Còn nông dân Nguyễn Tấn Thi ở thôn 2, Phù Mỹ cho biết: Bà con nông dân ở đây được Phòng NN- PTNT khuyến khích trồng giống lúa mới sẽ được hỗ trợ giống và kỹ thuật nên ai cũng háo hức làm theo. Vụ vừa rồi lúa năng suất cao nhờ giống lúa kháng bệnh nên ai cũng phấn khởi. Nhưng điều mà bà con “sướng” nhất là trồng lúa vừa được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vừa được bao tiêu với giá cao. Bản thân gia đình tôi cũng làm gần 1 ha đã thu được khoảng 8 tấn”.

Phó Chủ tịch huyện Lê Ngọc Sanh cho biết: Huyện đang gấp rút hoàn thành việc đăng ký logo, bao bì, thương hiệu đồng thời chuẩn bị giống để sản xuất đại trà… để gạo Cát Tiên trở thành một thương hiệu gạo độc quyền. Trước đó, từ năm 2008 ngành nông nghiệp và cơ quan khuyến nông đã tham mưu cho chính quyền huyện xây dựng kế hoạch khoanh vùng lúa trọng điểm; đầu tư thêm vốn cho lĩnh vực ứng dụng chọn và nhân giống cây trồng mới, đặc biệt chú trọng đến việc tìm các loại giống lúa mới phù hợp với các điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng vùng Cát Tiên.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm