| Hotline: 0983.970.780

Đối mặt mùa mưa bão

Thứ Năm 09/08/2012 , 09:55 (GMT+7)

Đối mặt với mùa mưa bão 2012 các địa phương không thể rình rang chờ bão đến...

* Loại bỏ kiểu chống bão lũ trong phòng họp và trên sân tennis

Mùa mưa bão năm nay dường như đến muộn hơn so với nhiều năm. Điều đó nói lên rằng sự biến đổi bất thường của khí hậu trái đất đang tiềm ẩn những thảm họa khôn lường. Đối mặt với mùa mưa bão 2012 các địa phương không thể rình rang chờ bão đến...


Tan hoang Tùng Chỉn trong trận lũ quét 8/2008

Xin được điểm qua vài trận mưa bão vừa xảy ra trên thế giới, đầu tháng 7/2012 một trận mưa lớn kéo dài trong hai ngày kèm theo một trận lũ quét kinh hoàng đã nhấn chìm vùng Krasnodarsky Krai ở miền Nam nước Nga. Đây là trận mưa lớn chưa từng có trong vòng 70 năm qua, đã khiến hơn 171 người chết và hàng trăm người khác bị thương, trên 1.000 người mất nhà cửa, thiệt hại không kể xiết. Ngay sau trận lũ quét, thị trưởng Krymsk, ông Vasily Krutko, đã bị tổng thống Putin cách chức vì không thông báo kịp thời và cảnh báo lũ lụt đến người dân.

Bắc Kinh là vùng đất ít mưa ở Trung Quốc, vậy mà cuối tháng 7/2012 đã hứng chịu một trận mưa lớn chưa từng thấy trong 60 năm qua, với lượng mưa trung bình 170mm, nhiều khu vực của Bắc Kinh lượng mưa lên đến 460 mm, đã khiến gần 40 người bị chết, nhiều người mất tích, lụt cục bộ khắp nơi trong thành phố. Thị trưởng Bắc Kinh, ông Quách Kim Long và Phó thị trưởng Cát Lâm buộc phải ngưng chức.

Trong lúc Nam Phi tuyết rơi bất thường thì mưa bão đang hoành hành ở châu Á, cơn bão Saola tràn qua Philippines, kéo theo một trận mưa lớn kéo dài từ 5-7/8 đã khiến thủ đô Manila và 9 tỉnh khác bị ngập chìm trong biển nước, có nơi nước ngập từ 1m đến gần 2m, ít nhất 15 người chết, khoảng 50.000 hộ gia đình và gần 280.000 người phải rời nhà cửa đi lánh nạn. Thiệt hại ước tính gần 290 tỉ peso, tương đương 7 tỉ USD.

Hai khu vực bị ảnh hưởng và thiệt hại nhiều nhất của Việt Nam là dải đất miền Trung và khu vực miền núi phía Bắc. Trước mùa mưa bão huyện nào, tỉnh nào cũng tổ chức diễn tập phòng chống bão lũ, kết thúc diễn tập đều “thành công tốt đẹp”. Tính ra, số tiền chi cho diễn tập phòng chống bão lũ mỗi tỉnh trên dưới 1 tỷ đồng, toàn quốc có vài chục tỷ đồng chi cho công việc này. Khi bão lũ đến, gây sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt khiến hàng trăm người chết, nhà cửa của người dân bị nước cuốn trôi thì lãnh đạo nhiều địa phương lên truyền hình thanh minh và đổ lỗi cho thiên nhiên.


Kinh hoàng trận lũ quét tại Cát Thịnh - Yên Bái năm 2005

Theo dõi nhiều năm qua, không ít lãnh đạo các địa phương mà chúng tôi không tiện nêu tên chủ yếu phòng chống bão lũ trong phòng họp, phòng chống bão lũ trên các sân tennis. Có vị lãnh đạo đi chống bão lũ quên mang áo phao (vì có thư ký lo) nhưng không quên mang vợt tennis. Với phong cách lãnh đạo “chỉ tay năm ngón”, hô hào cấp dưới và xa rời thực tế dẫn tới những thiệt hại do bão lũ gây ra đối với người dân mà không lãnh đạo nào chịu trách nhiệm cả.

Thử hỏi ở Việt Nam có vị lãnh đạo nào bị cách chức hay tự nguyện từ chức khi địa phương mình bị thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra mà chính địa phương đó không có những biện pháp kịp thời giúp đỡ người dân?

Cơn bão số 4 vừa tràn vào nước ta, hậu quả để lại chưa lớn, nhưng khu vực miền núi phía Bắc đã sạt khắp nơi, vài chục người đã chết do sạt lở đất, hàng ngàn ngôi nhà bị ngập lụt, sập đổ vì sạt lở taluy, hàng ngàn ha hoa màu bị ngập nước và bị vùi lấp, nhiều công trình thuỷ lợi bị vùi lấp... thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Tỉnh Yên Bái tính đến ngày 8/8/2012 đã có 6 người chết vì mưa bão, 1.436 ngôi nhà bị thiệt hại, gần 300 ha lúa mùa bị ngập lụt... ước tính thiệt hại trên 5 tỷ đồng. Những tỉnh miền núi phía Bắc luôn phải hứng chịu những trận lũ quét và sạt lở đất bao gồm các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hoà Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn... Hầu như năm nào các tỉnh này đều có lũ quét và sạt lở đất, mới vào mùa mưa bão đã xảy ra lũ quét ở Hà Giang, Cao Bằng và nhiều vụ sạt lở đất ở Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu... khiến nhiều người chết.

Việt Nam hiện đang vào giữa mùa mưa bão, theo tính toán từ nay đến cuối năm còn khoảng 8 trận bão lớn nhỏ nữa sẽ đổ vào nước ta, năm nay mưa bão đến muộn hơn mọi năm. Điều đó nảy sinh tâm lý chủ quan ở nhiều địa phương, theo kinh nghiệm dân gian và các chuyên gia khí tượng thuỷ văn, cuối tháng 8 và đầu tháng 9 thường có những trận bão kép. Khi xảy ra những trận bão kép thì sức tàn phá cũng như thiệt hại mà bão lũ gây ra vô cùng khủng khiếp. Lãnh đạo các địa phương cần hạn chế những cuộc họp “phòng chống bão lũ trong nhà” mà ra ngay hiện trường cùng người dân tổ chức chống bão lũ.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm