| Hotline: 0983.970.780

Đổi thay nông thôn mới Sơn La

Thứ Năm 03/11/2022 , 13:39 (GMT+7)

Tỉnh Sơn La phấn đấu đến hết năm 2025 có 83 xã và 1 huyện đạt chuẩn NTM. Trong đó, 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và có 3-5 xã đạt NTM kiểu mẫu.

Năm 2011, tỉnh Sơn La bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với 188 xã xuất phát điểm thấp. Số tiêu chí bình quân tại thời điểm đánh giá mới đạt 1,61 tiêu chí/xã, các tiêu chí chưa đạt là: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, lao động có việc làm, môi trường và an toàn thực phẩm, hộ nghèo, thu nhập... Sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhỏ lẻ, chưa hình thành được vùng sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 13 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 40,1%.

Khu du lịch rừng thông Bản Áng xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La

Khu du lịch rừng thông Bản Áng xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La

Đây thực sự là nhiệm vụ khó khăn, thử thách lớn cần được tháo gỡ kịp thời, để thay đổi diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc và giàu đẹp.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, cũng như các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở với quyết tâm chính trị cao và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân, tới nay địa phương đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực.

Đến nay, 100% số xã có đường đến trung tâm xã, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp giữ được mức tăng trưởng ổn định, tạo được các vùng sản xuất hàng hóa; năng suất chất lượng của cây trồng, vật nuôi được nâng lên.

Với quan điểm "xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc", Sơn La phấn đấu đến hết năm 2025, số xã đạt chuẩn NTM là 83 xã và 1 huyện đạt chuẩn NTM. Trong đó, 4 xã biên giới đạt chuẩn NTM, 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và có 3-5 xã đạt NTM kiểu mẫu.

100% các xã ở Sơn La đã có đường đến trung tâm xã, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội.

100% các xã ở Sơn La đã có đường đến trung tâm xã, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội.

Ngày 13/9/2022, UBND tỉnh ra Quyết định số 1897/QĐ-UBND về ban hành Bộ tiêu chí bản, tiểu khu nông thôn mới; Quy định bản, tiểu khu nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Sơn La giai đoạn 2022 - 2025.

Theo đó, Bộ tiêu chí bản nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 gồm 16 tiêu chí; 44 chỉ tiêu được áp dụng cho tất cả các bản, tiểu khu thuộc địa bàn 188 xã nông thôn trên địa bàn tỉnh (trừ các bản, tiểu khu thuộc cấp phường, thị trấn).

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận bản nông thôn mới, bản nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025; xây dựng trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện; tổ chức tập huấn, hội nghị cho cán bộ cấp huyện, xã và Bí thư kiêm Trưởng bản, các đoàn thể; ban giám sát bản của các bản...

Giao UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát, đánh giá lại hiện trạng các bản, tiểu khu thuộc địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới; xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai xây dựng bản nông thôn mới, bản nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn; rà soát, đăng ký số lượng bản phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu hàng năm và giai đoạn 2022-2025.

Ngày 13/9/2022, UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1897/QĐ-UBND về Bộ tiêu chí bản, tiểu khu nông thôn mới; Quy định bản, tiểu khu nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Sơn La giai đoạn 2022 - 2025.

Ngày 13/9/2022, UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1897/QĐ-UBND về Bộ tiêu chí bản, tiểu khu nông thôn mới; Quy định bản, tiểu khu nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Sơn La giai đoạn 2022 - 2025.

Nhằm phát huy lợi thế tiềm năng tạo thu nhập cho người dân bằng phát triển du lịch, ngày 31/8/2022, HĐND tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Theo đó, điều kiện hỗ trợ: Khu du lịch, điểm du lịch theo quy định của Luật Du lịch, được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận; Cộng đồng dân cư tại các thôn, xóm, bản, tiểu khu, tổ dân phố có tài nguyên, tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch cộng đồng đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án phát triển du lịch của tỉnh (chỉ áp dụng đối với phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc); Tổ chức, cá nhân có sáng kiến, sáng tạo phát triển loại hình, sản phẩm du lịch được áp dụng hiệu quả trong thực tế, được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận sáng kiến cấp tỉnh.

Hình thức hỗ trợ trực tiếp, mức hỗ trợ: Hỗ trợ khu, điểm du lịch đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, tôn tạo cảnh quan, đảm bảo môi trường, phát triển sản phẩm du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ... nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Mức hỗ trợ: 300 triệu đồng/khu du lịch; 200 triệu đồng/điểm du lịch; Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, gồm: Hỗ trợ khu du lịch, điểm du lịch, cộng đồng dân cư tại các bản có tiềm năng phát triển du lịch xây dựng chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) phục vụ khách du lịch thường xuyên tại điểm.

Mức hỗ trợ: 70 triệu đồng/khu, điểm, bản; Hỗ trợ khu du lịch, điểm du lịch, cộng đồng dân cư tại các bản có tiềm năng phát triển du lịch xây dựng trích đoạn lễ hội truyền thống dân tộc phục vụ khách du lịch thường xuyên tại điểm.

Mức hỗ trợ: 90 triệu đồng/khu, điểm; Hỗ trợ khu du lịch, điểm du lịch, cộng đồng dân cư tại các bản có tiềm năng phát triển du lịch khôi phục, phát triển nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch.

Mức hỗ trợ: 90 triệu đồng/khu, điểm, bản; Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có sáng kiến, sáng tạo phát triển loại hình, sản phẩm du lịch mới, khác biệt, độc đáo, hấp dẫn. Mức hỗ trợ: 90 triệu đồng/sáng kiến.

Ngoài ra còn có chính sách xúc tiến quảng bá du lịch; Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;… Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát huy tiềm năng của các sản phẩm OCOP.