Sơn La khởi hành đoàn xe xuất khẩu nhãn Sông Mã sang EU và Anh. Cua Cà Mau được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trung Quốc kiểm tra trực tuyến với thực phẩm lạnh nghi nhiễm SARS - CoV-2. Xuất khẩu cà phê sang châu Phi hấp dẫn nhưng đầy thách thức.
SƠN LA KHỞI HÀNH ĐOÀN XE XUẤT KHẨU NHÃN SÔNG MÃ SANG EU VÀ ANH
Ngày 23/7, UBND huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La tổ chức Ngày hội nhãn Sông Mã năm 2022 với chủ đề "Nhãn Sông Mã thương hiệu, uy tín, khát vọng vươn xa".Ông Nguyễn Thành Công, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Sơn La cho biết, “Ngày hội nhãn Sông Mã” được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu nhãn Sông Mã đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX, người trồng nhãn tham gia thực hiện sản xuất, tiêu thụ sang các thị trường nước ngoài như châu Âu, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…Hiện Sơn La có 7.480ha trồng nhãn, chiếm trên 72,48% diện tích cậy ăn quả của huyện, sản lượng ước đạt trên 60.000 tấn.Cũng trong khuôn khổ ngày hội, đã diễn ra lễ cắt bang khởi hành đoàn xe xuất khẩu nhãn Sông Mã sang thị trường EU và Vương quốc Anh.
CUA CÀ MAU ĐƯỢC CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
TRUNG QUỐC KIỂM TRA TRỰC TUYẾN VỚI THỰC PHẨM LẠNH NGHI NHIỄM SARS-COV-2
Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản vừa có văn bản gửi Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, các trung tâm chất lượng nông lâm thuỷ sản vùng và doanh nghiệp về việc Cơ quan thẩm quyền của Trung Quốc sẽ kiểm tra trực tuyến trong vòng 1 đến 2 tuần, kể từ ngày có thông báo cảnh báo lô hàng của doanh nghiệp bị dương tính với SARS-CoV-2.Trường hợp doanh nghiệp không bố trí kiểm tra trực tuyến theo thời hạn nói trên, phía Trung Quốc sẽ xem xét dừng thông quan lô hàng của doanh nghiệp và hủy bỏ tư cách đăng ký xuất khẩu của doanh nghiệp.Khi kiểm tra phát hiện các vấn đề còn tồn tại, cơ quan chức năng của Trung Quốc sẽ căn cứ theo quy định liên quan để yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục có thời hạn, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hủy bỏ tư cách đăng ký xuất khẩu của doanh nghiệp.
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG CHÂU PHI HẤP DẪN NHƯNG ĐẦY THÁCH THỨC
Hàng năm, châu Phi chi khoảng 750 triệu USD để nhập khẩu cà phê. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 nhà cung ứng lớn nhất cho khu vực này. Bên cạnh cơ hội để gia tăng thị phần, doanh nghiệp Việt cũng cần phải nỗ lực vượt qua khó khăn về khoảng cách, tập quán và tình trạng lừa đảo.Theo Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, tình trạng lừa đảo ở các nước châu Phi khá phổ biến như thông qua hình thức đấu thầu, đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao, đề nghị gửi tiền để lo thủ tục. Sau khi nhận được tiền, đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn. Dù có nhiều thách thức, tuy nhiên châu Phi vẫn được nhìn nhận là thị trường hấp dẫn với cà phê Việt. Khi đặc điểm khí hậu, trình độ canh tác thấp khiến nhiều quốc gia tại châu Phi không trồng và chưa phát triển được ngành cà phê.Đơn cử thị trường Algeria nhập khẩu 100% cà phê phục vụ tiêu dùng trong nước, khoảng 120.000 tấn/năm, trị giá 300 triệu USD/năm; Maroc nhập khẩu ổn định với giá trị 100 triệu USD/năm.