| Hotline: 0983.970.780

Đổi thay ở Lang Chánh

Thứ Năm 01/06/2017 , 14:05 (GMT+7)

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), mặc dù chưa đạt được kết quả như mong muốn nhưng có thể khẳng định bộ mặt nông thôn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã thay đổi mạnh mẽ...

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, huyện Lang Chánh đã ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án với tổng số vốn huy động được 51,842 tỷ đồng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo.

Trung tâm hội nghị huyện Lang Chánh

Các địa phương trong huyện đã phát huy nội lực theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để bê tông hóa, mở rộng các tuyến đường, tu sửa, xây mới trụ sở làm việc... Thời gian qua, huyện đã khởi công nhiều công trình giao thông, xây dựng cơ bản, trong đó có chợ thị trấn, đường giao thông nội thị thị trấn Lang Chánh, đường giao thông nông thôn các xã Yên Khương, Quang Hiến, Đồng Lương... với tổng chiều dài 15.684m, kinh phí hơn 30 tỷ đồng.

Trong năm 2016 vừa qua huyện đã xây mới 3 nhà văn hóa xã Tam Văn, Yên Thắng và Văn Hiến, nâng cấp xây mới 2 trạm y tế xã, nâng cấp làm mới 7 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và 4 công trình giao thông nông thôn, tạo điều kiện cho người dân giao lưu trao đổi hàng hóa… Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ các trạm y tế được tăng cường nên chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao.

Bên cạnh đó các công trình văn hóa từng bước được khôi phục, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân như tôn tạo di tích lịch sử Chùa Mèo; trùng tu khu vực thác Ma Hao; bảo tồn Làng Cát, quy hoạch nơi đây thành khu du lịch sinh thái cộng đồng… 

Đến nay, toàn huyện đã có 2 xã đạt 15 tiêu chí, 1 xã đạt 9 tiêu chí, 1 xã đạt 8 tiêu chí, 1 xã đạt 6 tiêu chí, 1 xã đạt 7 tiêu chí. ….Phong trào xây dựng “Làng văn hóa”, “Gia đình văn hóa” “Cơ quan văn hóa” được quan tâm đẩy mạnh. Hiện nay, huyện có 99 thôn, bản đã khai trương bản văn hóa, 3 làng được công nhận làng NTM và 70% gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa. Tỷ lệ chuẩn phổ cập mầm non đạt 99 8%; giáo dục tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 100%.

Trong xây dựng NTM, huyện Lang Chánh xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung trọng tâm, cốt lõi.

Bởi vậy, huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Nông dân mạnh dạn đưa các giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên vào sản xuất đại trà như nuôi lợn cỏ, vịt, dê, lươn ... mang lại hiệu quả thiết thực, nhờ vậy số hộ nghèo giảm, hộ giàu năm sau cao hơn năm trước.

Ngoài ra huyện tiếp tục duy trì các mô hình sản xuất các giống vật nuôi truyền thống, phát triển các mô hình mới với các giống vật nuôi có hiệu quả, sản phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh như 3 mô hình phát triển rau an toàn với 6,5 ha tại các xã Trí Nang, Giao An, Quang Hiến; mở rộng diện tích và trồng rau, hoa quả theo hướng công nghệ cao trong nhà lưới, nhà có mái che với quy mô trên 4.000m2, xây dựng một vùng thâm canh lúa tại xã Giao An.

Đến nay, huyện đang duy trì và khôi phục rừng luồng với quy mô 500ha, cải tạo 4km đường lâm nghiệp.

Thu hút 5 doanh nghiệp đầu tư vào huyện, trong đó 4 doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi, 1 doanh nghiệp chế biến lâm sản góp phần tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động. Huyện còn thực hiện liên kết bao tiêu sản phẩm nghệ dược liệu với quy mô 40ha và chuyển đổi 50 ha lúa cấy kém hiệu quả sang trồng ngô.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Phát triển sản phẩm OCOP từ nông sản chủ lực

Đắk Lắk đã tập trung vào phát triển các sản phẩm chủ lực đặc sản của địa phương như: cà phê, bơ, sầu riêng, ca cao, mắc ca…để xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP.