| Hotline: 0983.970.780

Đổi thay vùng đất anh hùng

Thứ Năm 21/05/2020 , 06:35 (GMT+7)

Xã anh hùng Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) hôm nay đã thực sự thay da, đổi thịt nhờ xây dựng nông thôn mới.

Xã Hàm Liêm nay đã thay đổi rõ rệt nhờ xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngọc Bảo.

Xã Hàm Liêm nay đã thay đổi rõ rệt nhờ xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngọc Bảo.

Về vùng đất “đạn cày, bom xới”

Hàm Liêm nằm trong khu tam giác, cửa ngõ vào TP Phan Thiết (Bình Thuận). Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Hàm Liêm là vùng địch kèm. Nơi đây, cán bộ, chiến sĩ ra Bắc vào Nam đã dừng chân ẩn trú, là bàn đạp tiến về Phan Thiết - đầu não của địch, cũng là một trong những vị trí tiền tiêu bảo vệ vùng căn cứ cách mạng.

Ngược lại, với vị trí ấy, xã Hàm Liêm trở thành mục tiêu đánh phá quyết liệt của địch nhằm bảo vệ cơ quan đầu não và trục giao thông qua vùng này. Thế nên, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, vùng đất này hầu như đâu cũng thấy dấu chân giặc.

Trong ký ức của bà Lê Thị Hường, xóm Chai, thôn Thuận Thắng, xã Hàm Liêm, người từng tự tay đào 9 chiếc hầm để nuôi giấu các cán bộ cách mạng thì Hàm Liêm lúc bấy giờ do nằm ở vị trí chiến lược nên luôn bị địch tấn công với các thủ đoạn thâm độc, như bắn pháo, rải bom, cho quân càn quét. Thế nhưng, bằng ý chí, nghị lực kiên cường, cuối cùng kháng chiến cũng đến ngày thành công.

Ông Nguyễn Quang Minh, Bí thư Đảng ủy xã Hàm Liêm, cho biết: “Dân số của xã trong thời kỳ chiến tranh chỉ khoảng 4.000 người, nhưng đến ngày hoàn toàn giải phóng có tới 712 chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống. Hàng trăm thương binh còn mang trong mình nhiều vết thương và di chứng đạn bom.

Người có công với cách mạng của xã chiếm hơn 20% dân số, hơn 150 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Do lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, Hàm Liêm được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong đợt đầu của miền Nam có 36 xã.

Chiến tranh kết thúc, Hàm Liêm xơ xác, tiêu điều. Năm 1977, toàn xã xảy ra đợt mất mùa nghiêm trọng càng khiến người dân trên mảnh đất này trở nên khốn khó. Thế nhưng, với bản chất anh dũng, kiên cường, chịu thương, chịu khó, người dân Hàm Liêm đã từng bước đứng dậy xây dựng cuộc sống.

Đối thay nhờ xây dựng nông thôn mới

Trao đổi với Bí thư Đảng ủy xã Hàm Liêm được biết, những năm đầu sau ngày giải phóng, nhiều nơi trên địa bàn xã đất đai cằn cỗi, cây trồng chủ yếu sống dựa vào nước trời, kỹ thuật canh tác của nông dân còn lạc hậu nên cảnh mất mùa xảy ra liên miên. Bấy giờ, mọi thứ được gầy dựng lại từ hoang tàn, đổ nát sau chiến tranh.

Sự phát triển của Hàm Liêm bắt đầu từ giai đoạn đất nước đổi mới và thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhờ Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trong đó phải kể đến, từ khi có nguồn nước hồ Sông Quao và kênh Châu Tá 812, người dân trong xã có cơ hội chuyển từ trồng lúa trên đất bạc màu sang trồng cây thanh long đã giúp ổn định sản xuất nông nghiệp, nnag cao thu nhập.

Bộ mặt nông thôn xã Hàm Liêm nay rất khang trang. Ảnh: Ngọc Bảo.

Bộ mặt nông thôn xã Hàm Liêm nay rất khang trang. Ảnh: Ngọc Bảo.

Theo thống kê, toàn xã hiện đang có hơn 1.000 ha cây thanh long, nhiều diện tích được trồng theo công nghệ VietGAP cho năng suất cao.

Ngoài ra, với mô hình nuôi chim yến trong vườn thanh long, nhân dân xã anh hùng Hàm Liêm đã biến cái khó khăn trở thành động lực để phát triển kinh tế. Hiện tại, xã đang có trên 100 nhà nuôi chim yến, đem về nhập cao cho người dân.

Năm 2017 xã được tỉnh công nhận là xã nông thôn mới, người dân có mức thu nhập bình quân đầu người gần 35 triệu đồng/năm; gần 950 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi có mức thu nhập hàng năm từ 80 – 250 triệu đồng.

Trong đó, nhiều thương bệnh binh, người có công là nông dân sản xuất giỏi, trở thành những tấm gương tiêu biểu “người công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” để các thế hệ noi theo

Về Hàm Liêm hôm nay đã không còn thấy những ngôi nhà tranh xiêu vẹo vì bom đạn mà thay vào đó là những căn nhà khang trang, bề thế. Nhìn những con đường được cứng hóa, những ngôi trường, những trạm y tế mới đạt chuẩn quốc gia, chúng tôi phần nào cảm nhận được sự thay da đổi thịt nơi đây. Cuộc sống của người dân Hàm Liêm đang có những bước khởi sắc đáng kể. Diện mạo của mảnh đất từng bị quân địch giày xéo nay đã trở lại màu xanh bát ngát, đầy sức sống.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm