| Hotline: 0983.970.780

Đờn ca tài tử, vì sao độc đáo?

Thứ Ba 29/04/2014 , 21:57 (GMT+7)

Những người dân Nam bộ luôn tự hào về đờn ca tài tử. Có rất nhiều lý do khiến họ khẳng định loại hình nghệ thuật này rất đặc sắc, độc đáo.

Bạc Liêu những ngày này thật rộn ràng và náo nhiệt, rất nhiều du khách ở khắp nơi đã về với vùng đất được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử để hòa vào không khí Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014 (diễn ra từ 24 - 29/4).

Cuốn hút, hấp dẫn

Vì lòng đam mê đờn ca tài tử (ĐCTT), tuy năm nay tuổi đã cao nhưng ông Lý Châu Hoàn (79 tuổi), ở tận Tiền Giang xa xôi vẫn về với Festival lần này để được thưởng thức những giai điệu du dương, nhẹ nhàng của tiếng đàn kìm, để được nghe những bài ca vọng cổ đậm chất Nam Bộ quê hương mình.

Ông Hoàn tâm sự: ĐCTT đối với tôi có một sức cuốn hút, hấp dẫn lạ kỳ. Nghe những bài như "Giọt sữa cuối cùng", "Bên sông Vàm Cỏ",… đặc biệt là bài "Dạ cổ hoài lang", tôi cảm nhận rằng cuộc đời dẫu có cay đắng, gian truân nhưng vẫn dạt dào lòng nhân hậu, thủy chung, son sắt. 

"Tôi đến với không gian văn hóa ĐCTT Nam Bộ không chỉ để được thỏa niềm đam mê nghệ thuật, được thưởng thức những giai điệu sâu lắng, ngọt ngào của các bài hát, bản nhạc do các nghệ nhân, nghệ sĩ trình diễn mà tôi còn đến đây với tinh thần học hỏi. Đây là cơ hội để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, để góp phần truyền bá nghệ thuật ĐCTT- loại hình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc”, cô Lâm Thị Hồng Liên, giáo viên dạy môn Nhạc, Trường THCS Lâm Điền Tiến (huyện Đông Hải, Bạc Liêu), cho hay.

Đi cùng cô Liên là các em học sinh lớp 8 của trường. Em Trương Trung Vĩnh cho biết: “Em rất thích xem cải lương và thích nghe vọng cổ, ở trường em cũng được cô giáo dạy hát vọng cổ. Nếu có điều kiện, em sẽ tham gia học ca cổ để có thể góp phần bảo vệ và phát triển môn nghệ thuật em yêu thích”.

“Từ là từ phu tướng. Báu kiếm sắc phán lên đàng. Vào ra luống trông tin nhạn. Năm canh mơ màng. Em luống trông tin chàng…”. Đây là lời bài "Dạ cổ hoài lang" của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, em Vĩnh đã cất lời ca lên khi được hỏi em có thuộc bài hát nào không?

Bình dân nhưng bác học

Theo NSƯT Cẩm Tiên, ĐCTT được coi là một loại hình nghệ thuật đặc sắc vì nó vừa bình dân, vừa bác học. Tính bình dân của ĐCTT được thể hiện ở sự mềm mại, trữ tình, người ca thì dễ ca, người nghe thì dễ thuộc.

Chúng ta có thể bắt gặp ĐCTT được chơi ở bất cứ đâu, trong một buổi tối anh em gặp nhau hứng khởi là mang đàn ra người đờn, người ca; rồi trong đám giỗ, đám cưới… Tính bình dân của ĐCTT còn được thể hiện ở việc chủ nhân của nghệ thuật ĐCTT có thể là bất cứ ai và thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau như nông dân, công nhân, trí thức.

"Ai cũng biết, cũng có thể chơi ĐCTT nhưng muốn chơi hay, hiểu sâu về loại hình nghệ thuật này thì phải đầu tư thật công phu và tốn rất nhiều thời gian. ĐCTT khác với những loại hình nghệ thuật khác là nó trọng tiếng đờn hơn tiếng ca.

Muốn chơi giỏi ĐCTT, trước tiên phải thành thạo 4 loại nhạc cụ cơ bản là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. Không chỉ vậy, người hiểu biết về ĐCTT còn phải am tường tối thiểu 20 bản tổ (6 Bắc, 3 Nam, 4 Oán, 7 Bài) và còn phải biết thông suốt 72 bài bản khác nhau. Thật không dễ dàng gì nếu muốn trở thành một người uyên bác về ĐCTT. Chính điều này thể hiện cho tính bác học của ĐCTT”, NSƯT Cẩm Tiên cho biết.

Độc đáo, đặc sắc

Nhắc đến ĐCTT mọi người thường dùng mĩ từ "loại hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo”. Vậy nó đặc sắc, độc đáo ở chỗ nào?

Anh Nguyễn Văn Ánh (35 tuổi), đến từ TP.Hồ Chí Minh thì cho rằng ĐCTT độc đáo ở chỗ rất dễ đi vào lòng người, dễ thâm nhập vào quần chúng, dễ đổi mới. Trước đây, ĐCTT khá đơn điệu chỉ có ca cổ, nhưng càng về sau càng được đổi mới phát triển mạnh mẽ; đến nay ĐCTT còn được nồng ghép vào các thể loại khác như kịch để tạo ra các vở diễn rất đặc sắc.

Nguyễn Mai Thanh hiện là sinh viên năm cuối của Trường ĐH Bạc Liêu lại nghĩ rằng: “ĐCTT đặc sắc, độc đáo vì nó phổ biến, mọi người đều có thể trình diễn, bình luận và sáng tạo loại hình nghệ thuật này, góp phần làm cho nó phong phú, đa dạng hơn”.

ĐCTT trong lòng người con Nam Bộ là thế, nó là đặc sản nghệ thuật của vùng đất này, là di sản văn hóa tiêu biểu nhất của người miền Nam. Những người dân nơi đây khi nhắc đến ĐCTT luôn mang theo niềm kiêu hãnh và tự hào từ những giá trị đặc sắc, độc đáo rất riêng của nó.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm