| Hotline: 0983.970.780

Đón làn sóng chuyển dịch chế biến ra khỏi Trung Quốc

Thứ Năm 21/05/2020 , 08:35 (GMT+7)

Dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy mạnh hơn việc chuyển dịch các chuỗi cung thủy sản, đồ gỗ ra khỏi Trung Quốc. Đây là cơ hội cho ngành thủy sản và gỗ Việt Nam.

Thu hoạch thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Thanh Sơn.

Thu hoạch thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Thanh Sơn.

Từ nhiều năm nay, Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước này là 20 tỷ USD. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc là mực ống và cá mực đông lạnh tươi, cá đã qua chế biến, mực ống và cá mực đông lạnh đã qua chế biến, cá đông lạnh…

Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới. Theo Trung tâm Nghiên cứu Công nghiệp CSIL, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Trung Quốc đã đạt tới 54,3 tỷ USD, gấp hơn 5 lần so với Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc. Chẳng hạn, việc hàng loạt nhà máy chế biến cá thịt trắng ở Trung Quốc phải tạm ngừng hoạt động trong một thời gian dài do dịch bệnh, đã ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung cá thịt trắng thành phẩm cho các thị trường chủ lực là châu Âu, Mỹ… Điều này đã khiến cho các nhà nhập khẩu phải vội vàng tìm kiếm nguồn cung thay thế từ những nơi khác.

Xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc cũng chịu tác động tiêu cực từ Covid-19, qua đó, ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung sản phẩm gỗ trên toàn cầu.

Thực ra, trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, đã có sự dịch chuyển về chuỗi cung ra khỏi Trung Quốc, nhất là ở lĩnh vực chế biến gỗ, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Theo TS Tô Xuân Phúc (Tổ chức Forest Trends), do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đã có 31 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc trước đó xuất khẩu sang Mỹ, được dịch chuyển sang các nước khác có chi phí thấp hơn ở châu Á. Trong đó, một nửa giá trị hàng hóa nói trên đã được dịch chuyển sang Việt Nam. Ngành gỗ Việt Nam là một trong những ngành đang đón nhận nhiều sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), năm 2019, nguồn đầu tư của Trung Quốc vào ngành gỗ Việt Nam dẫn đầu trong tất cả các nguồn đầu tư, trên cả ba khía cạnh là dự án mới, tăng vốn và mua bán sát nhập.

Cụ thể, đối với hạng mục các dự án FDI mới từ Trung Quốc, số lượng dự án tăng 2,3 lần và tổng vốn đầu tư của các dự án này tăng 3,4 lần so với 2018. Cũng trong năm 2019, số lượt góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp Trung Quốc là 117, tăng 1,46 lần so với số lượt năm 2018, giá trị góp vốn tăng 2,3 lần, đạt trên 96 triệu USD so với 41,4 triệu USD năm 2018.

Dịch bệnh Covid-19 sẽ đẩy nhanh hơn việc dịch chuyển các chuỗi cung ra khỏi Trung Quốc, trong đó có đồ gỗ và thủy sản.

Cũng theo TS Tô Xuân Phúc, trong một thời gian dài, các doanh nghiệp quốc tế khi đầu tư sản xuất ở nước ngoài, thường lựa chọn những quôc gia có chi phí sản xuất thấp. Nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và nhất là đại dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều nhà đầu tư phải thay đổi chiến lược của mình.

Theo đó, thay vì tập trung đầu tư vào một quốc gia nào đó, họ sẽ đầu tư vào nhiều quốc gia có điều kiện tương đồng nhằm phân tán rủi ro.

Trước đây, nhờ chi phí sản xuất thấp, Trung Quốc đã thu hút nguồn vốn đầu tư rất lớn của các tập đoàn, công ty trên thế giới, trong đó có ngành chế biến gỗ và chế biến thủy sản.

Sắp tới, do tác động của Covid-19, với phương châm “Tránh bỏ trứng vào một giỏ” để phân tán rủi ro, chắc chắn nhiều tập đoàn, công ty sẽ không còn tập trung vào Trung Quốc nữa, mà đẩy mạnh đầu tư sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam.

Việc chuyển dịch sản xuất trong ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam đã và đang được thể hiện khá rõ nét.

Còn trong ngành thủy sản? Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, sẽ có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhất là sau khi xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid -19.

Đây chính là một trong những cơ hội sẽ giúp cho ngành thủy sản có thể phục hồi sau dịch và phát triển trong thời gian tới.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm