| Hotline: 0983.970.780

Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Đồng Bằng Sông Cửu Long: Quy hoạch, phát triển các trung tâm logisitic cần làm ngay…

Thứ Tư 27/04/2022 , 11:50 (GMT+7)

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đầu tư xúc tiến các dự án phát triển kinh tế, phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid-19 là bài toán cần có lời giải cấp bách....

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam về chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau đại dịch, Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI – Chi nhánh Cần Thơ cho rằng hạ tầng vận tải cảng biển khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu thực tế. Đây chính là trở ngại để thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng hóa...

Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI Chi nhánh Cần Thơ. Ảnh: HV

Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI Chi nhánh Cần Thơ. Ảnh: HV

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL ) sau một năm 2021 đại dịch Covid-19 chịu ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất  của các doanh nghiệp. Ông có nhận định gì về khả năng phục hồi sản xuất, xuất khẩu trong năm 2022?

Đại dịch Covid 19 là biến cố đặc biệt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng ta chưa có tiền lệ nên việc ứng phó gặp vô vàn khó khăn. ĐBSCL cùng với các tỉnh nam bộ đã chịu ảnh hưởng nặng nề, đối mặt trong phòng chống dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế. 

Đại dịch đã “cảnh báo” và bộc lộ những hạn chế từ công tác quản lý nhà nước cho đến điều hành kinh doanh của doanh nghiệp. Sau 2 năm đại dịch, lần đầu tiên ĐBSCL có mức tăng trưởng chỉ đạt 1.57%, thấp hơn bình quân cả nước sau hơn 3 thập nhiên phát triển. Một số địa phương tăng trưởng âm khá sâu đã ảnh hưởng lớn đến cả giai đoạn phát triển KTXH trong kế hoạch 5 năm. 

Tuy nhiên, đến nay khi dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường nhưng hệ quả để lại vẫn còn rất lớn. Tại ĐBSCL, nguồn cung ứng nguyên liệu nông thủy sản vẫn chưa ổn định do nguồn lực sản xuất chưa được phục hồi. Nông hộ, các Hợp tác xã, doanh nghiệp nuôi trồng vẫn còn dè dặt, cám cảnh bởi dịch bệnh vừa qua, thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định, nguồn lực hạn chế nên sẽ ảnh hưởng đến phát triển các ngành kinh tế chính ở ĐBSCL.

Những hệ lụy từ các trở ngại về chi phí Logistics, chi phí vận chuyển hàng hóa nguyên vật liệu và hàng hóa xuất khẩu tăng cao…trong khi dự báo thị trường mở ra cơ hội, như vậy giải pháp nào tháo gỡ điểm nghẽn trong sản xuất và xuất khẩu cho doanh nghiệp?

Cũng phải nhìn nhận rằng chính quyền và doanh nghiệp ĐBSCL có sự thích nghi nhanh và đã tìm ra những giải pháp thích ứng tốt. Sau 3 tháng giãn cách, nhiều chính sách phục hồi kinh tế được xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tái khởi động sản xuất kinh doanh trở lại và các doanh nghiệp cũng nỗ lực phục hồi kinh doanh. Kết quả, sản xuất đã nhanh chóng hoạt động trở lại, kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng cuối năm tăng mạnh, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả vùng tăng mạnh so với năm 2021 đạt 19 tỷ USD, cao hơn so với năm 2020.

Bên cạnh những hạn chế bộc lộ từ đại dịch, kinh tế ĐBSCL cũng gặp thêm nhiều khó khăn từ bên ngoài, nhất là giai đoạn đại dịch và hậu Covid, chi phí vận tải tăng cao, cước tàu biển và chi phí logistic tăng mạnh, làm cho năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp kém đi. Nếu như những khó khăn bên ngoài không can thiệp được thì qua đại dịch mới thấy hệ thống vận hành chuỗi sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ logistic là vô cùng quan trọng mà chưa được đầu tư đúng mức. Hiện tại hệ thống cảng biển cửa ngõ cho xuất khẩu là điểm nghẽn của kinh tế ĐBSCL. Nếu như trước đây hạ tầng giao thông là điểm hạn chế thì nay hạ tầng cảng biển và logistic đang là điểm khuyết của ĐBSCL. 

Theo số liệu cho thấy khối lượng hàng hóa vận chuyển vùng ĐBSCL hiện ước đạt trên 150 nghìn tấn, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2002 (33.366 nghìn tấn). Tăng trưởng vận chuyển hàng hóa bình quân giai đoạn 2002 - 2020 đạt 8,7%/năm nhưng hệ thống cảng biển ĐBSCL chỉ ứng được 15% lượng hàng hóa xuất khẩu. Về kho bãi, ĐBSCL sở hữu khoảng 30% số lượng kho lạnh của khu vực phía Nam, chủ yếu phân bố tại Long An, Cần Thơ và Hậu Giang, trong khi nhu cầu hiện tại của ngành nông thủy sản là rất lớn, chưa kể mặt hàng trái cây rau quả dường như chưa được trữ lạnh.

Cần tháo gỡ điểm nghẽn trong sản xuất, xuất khẩu hàng hóa nông-thủy sản vùng ĐBSCL. Ảnh: HV

Cần tháo gỡ điểm nghẽn trong sản xuất, xuất khẩu hàng hóa nông-thủy sản vùng ĐBSCL. Ảnh: HV

Do vậy việc quy hoạch và phát triển các trung tâm logisitic là bài toán cần làm ngay và quan trọng hàng đầu hiện nay để tháo gỡ điểm nghẽn cho xuất khẩu nông sản và gia tăng, giá trị hàng hóa nông nghiệp. 

Sự vào cuộc của cơ quan các cấp và Chính phủ đã tác động, tạo chuyển biến và đang tiến triển như như thế nào? Hiện thời doanh nghiệp ở ĐBSCL đang cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện gì để phục hồi sản xuất, xuất khẩu?

Phải nói rằng Chính phủ đã quyết liệt trong điều hành thời gian qua thông qua các quyết sách kịp thời để phục hồi kinh tế. Ở cấp độ địa phương cũng có những nỗ lực lớn để triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực, tạo niềm tin mạnh mẽ cho cộng đồng doanh nghiệp sau đại dịch. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp thấy được niềm tin và nền kinh tế đang phục mạnh mẽ.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, ngành sản xuất đang cần các chính sách tài chính hỗ trợ hiệu quả cho các nông hộ và doanh nghiệp nuôi trồng để tạo sản lượng, nguyên liệu ổn định. Tuy nhiên qua đại dịch, tâm lý e dè còn đó và nguồn lực đã bị bào mòn, cộng với các chi phí đầu vào như nguyên nhiên liệu, phân bón… tăng cao, đã làm cho ngành sản xuất nguyên liệu bị đình đốn. Nếu kéo dài thì ngành nông nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn.

Như đã nói, logistic gần như mới được hình thành ở ĐBSCL, còn quá thấp so với nhu cầu và tiềm năng phát triển cho một vùng nông nghiệp rộng lớn. Vì vậy cần tính ngay bài toán quy hoạch và phát triển các khu cụm logistic tại các trung tâm lớn và xây dựng chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng logistic để tham gia ngay và sớm hỗ trợ cho ngành kinh tế mũi nhọn của vùng là nông nghiệp.

Bên cạnh đó, chính sách vĩ mô cần ổn định và có những điều tiết hợp lý và hiệu quả, nhất là đối phó trước biến động của giá nhiên liệu, vật tư nông nghiệp…

Xin cám ơn ông

Đầu tư 3 dự án trọng điểm với quy mô lớn tạo động lực phát triển ĐBSCL

Vừa qua TP Cần Thơ triển khai Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Trong đó có chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư đối với dự án nạo vét thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An-Cần Thơ và Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL…

Mới đây ngày 18/4, Ông Dương Tấn Hiển Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết thành phố sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà đầu tư xúc tiến triển nhanh 3 dự án trọng điểm, với quy mô lớn nhằm tạo động lực mới phát triển kinh tế. Đó là Dự án đầu tư khu Trung tâm năng lượng điện Ô Môn với 5 nhà máy nhiệt điện. Mỗi nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD. Dự án thứ hai là Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) và dự án trong điểm thứ ba là Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL. Với 3 dự án đầu tư quy mô lớn được kỳ vọng sớm hoàn thành sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ và cả vùng ĐBSCL.

Xem thêm
Giá xăng dầu hôm nay 2/5/2024: Biến động nhẹ sau kỳ nghỉ lễ

Giá xăng dầu hôm nay 2/5/2024 tăng giảm trái chiều. Trong đó, giá xăng RON 95-III tăng 40 đồng, còn giá dầu biến động nhẹ từ 110 - 260 đồng.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Sớm hiện thực hóa Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn BRG kỳ vọng phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội là khu đô thị trung hòa carbon đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.