| Hotline: 0983.970.780

Nông dân ĐBSCL hào hứng với công nghệ mới sản xuất lúa

Thứ Sáu 01/04/2022 , 08:24 (GMT+7)

Kiên Giang Công nghệ mới sản xuất lúa giúp nông dân giảm lúa giống, giảm chi phí, giảm lao động thủ công, hạ giá thành, tăng lợi nhuận kinh tế.

Cơ giới hóa giúp sản xuất lúa hiệu quả

Vừa qua, hàng chục nông dân chuyên sản xuất lúa và lãnh đạo các Hợp tác xã nông nghiệp đã tập trung về cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp thuộc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang (TP Rạch Giá) tham quan, tìm hiểu về các loại máy cơ giới phục vụ sản xuât lúa. Theo đó, nông dân rất hào hứng với máy sạ lúa theo cụm và máy bay không người lái phun thuốc, sạ phân do Công ty TNHH Sài Gòn Kim Hồng phân phối tại Việt Nam. Đây là dòng máy nông nghiệp được sản xuất và nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc.

Nông dân rất hào hứng với máy sạ lúa theo cụm, vì đây là công nghệ không chỉ giúp giảm lượng lúa giống mà còn là tiền đề để áp dụng các biện pháp khác để san xuất lúa đạt hiệu quả tối ưu. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân rất hào hứng với máy sạ lúa theo cụm, vì đây là công nghệ không chỉ giúp giảm lượng lúa giống mà còn là tiền đề để áp dụng các biện pháp khác để san xuất lúa đạt hiệu quả tối ưu. Ảnh: Trung Chánh.

Đó là hoạt động mở đầu cho buổi Hội thảo ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất lúa, do Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức. Ông Phạm Văn Ẩn, Phó Trưởng phòng Khuyến nông, Trồng trọt và Chăn nuôi (Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang) đã giới thiệu một số mô hình sản xuất lúa tại Kiên Giang đã và đang áp dụng công nghệ mới vào sản xuất mang lại hiệu quả cao.

Mô hình ứng dụng máy cấy, hiện tỉnh có 12 máy cấy, năm 2021 thực hiện 210 ha tại các huyện Hòn Đất, Gò Quao, Tân Hiệp và Giang Thành, với lượng lúa giống 70 /ha. Qua đó, giúp giảm chi phí phân bón, thuốc BVTV, hạn chế được đổ ngã, góp phần giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng lúa hàng hóa, bền vững và thân thiện với môi trường.

Mô hình ứng dụng công nghệ bằng máy sạ lúa theo bụi, năm 2021 đã thực hiên 240 ha, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp và Giồng Riềng, với lượng lúa giống khoảng 70kg/ha. Đây là mô hình giúp giảm lượng lúa giống gieo sạ, chi phí thấp, dễ thực hiện…. Tuy nhiên, yêu cầu mặt bằng ruộng phải thật tốt và và chủ động trong việc tưới, tiêu.

Hiện máy sạ cụm có dòng sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc hoạt động rất tốt. Ảnh: Trung Chánh.

Hiện máy sạ cụm có dòng sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc hoạt động rất tốt. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình canh tác lúa thông minh, trạm bơm điện điều khiển từ xa bằng điện thoại, cảm biến mực nước tự động trên đồng ruộng, quan trắc môi trường nước tự động, đảm bảo chất lượng nguồn nước khi bơm tưới, trạm giám sát sâu rầy thông minh…

Về khâu chăm sóc lúa, ứng dụng máy bay không người lái để phun thuốc BVTV, sẽ giúp giảm lượng thuốc cho mỗi lần phun xịt, tăng hiệu quả sử dụng thuốc. Đặc biệt, là hạn chế tối đa việc người sử dụng tiếp xúc với thuốc BVTV trong quá trình phun xịt. Chi phí phun bằng máy bay cũng rẻ hơn so với lao động thủ công. Hiện toàn tỉnh Kiên Giang đang có 154 máy bay không người lái phục vụ sản xuất nông nghiệp, các huyện có nhiều là Hòn Đất, Giồng Riềng và Giang Thành.

Cần áp dụng một “gói” kỹ thuật đồng bộ

Trong các mô hình nói trên, khâu gieo, cấy bằng cơ giớ hóa là yếu tố then chốt giúp giảm lượng lúa giống xuống mức thấp nhất có thể (50-70 kg/ha). Đây cũng là tiền đề để giảm lượng phân bón, lúa thưa đều, ít sâu bệnh nên giảm được số lần phun thuốc BVTV. Tuy nhiên, nếu cấy máy thì tốn công làm mạ, khó đáp ứng với diện tích lớn, xuống giống đồng loạt trong thời gian ngắn. Vì vậy, máy sạ cụm sẽ phù hợp với tập quán gieo sạ của nông dân ĐBSCL, chỉ cần ngâm ủ giống. Về mặt sinh thái đồng ruộng, lúa sạ cụm cũng tương đồng như ruộng cấy máy nhưng có chi phi thấp và dễ thực hiện hơn.

Nông dân có thể chỉ chọn mua giàn sạ cụm của Hàn Quốc, sử dụng đầu máy cày để kéo, loại máy nông cụ rất phổ biến ở ĐBSCL, nhằm giảm chi phí đầu tư. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân có thể chỉ chọn mua giàn sạ cụm của Hàn Quốc, sử dụng đầu máy cày để kéo, loại máy nông cụ rất phổ biến ở ĐBSCL, nhằm giảm chi phí đầu tư. Ảnh: Trung Chánh.

Hiện máy sạ cụm có dòng sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc, hoạt động tốt nhưng giá thành tương đối cao (hơn 400 triệu đồng/chiếc) nên nông dân ngán ngại đầu tư. Giải pháp thay thế là nông dân chỉ mua giàn sạ cụm của Hàn Quốc (khoảng 160 triệu đồng/bộ), sử dụng đầu máy cày để kéo. Ngoài sạ lúa, có dòng máy còn kết hợp bón vùi phân, giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Nông dân tìm hiểu về dòng máy bay không người lái do Hàn Quốc sản xuất, dùng để phun thuốc BVTV, sẽ giúp giảm lượng thuốc cho mỗi lần phun xịt, tăng hiệu quả sử dụng thuốc. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân tìm hiểu về dòng máy bay không người lái do Hàn Quốc sản xuất, dùng để phun thuốc BVTV, sẽ giúp giảm lượng thuốc cho mỗi lần phun xịt, tăng hiệu quả sử dụng thuốc. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Ngô Văn Đây, Nguyên Phó văn phòng Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, để sản xuất lúa đạt hiệu quả cao thì cần phải áp dụng một “gói” kỹ thuật đồng bộ. Vì mỗi một tiến bộ kỹ thuật chuyển giao vào sản xuất trong điều kiện thích hợp đều mang lại lợi ích tăng thêm về năng suất và hiệu quả kinh tế. Và hơn thế nữa, mỗi một tiến bộ kỹ thuật chuyển giao không chỉ mang lại lợi ích tăng thêm riêng phần của mình, mà còn là cơ sở, tiền đề để phát huy các lợi ích tăng thêm của các tiến bộ kỹ thuật khác. Và do đó, lợi ích tổng thể mang lại sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích công gộp của từng tiến bộ kỹ thuật đơn lẻ.

Máy sạ cụm, không chỉ đơn thuần là giúp giảm lượng lúa giống gieo sạ, mà ruộng lúa thưa đều, cây đẻ nhánh khỏe, quang hợp tốt, còn giúp giảm lượng phân bón và thuốc BVTV. Ruộng lúa sạ cụm cũng như lúa cấy máy, rất ít khi bị đổ ngã, giúp việc thu hoạch bằng cơ giới thuận lợi hơn, đảm bảo chất lượng và giảm thất thoát khâu thu hoạch. Từ đó, giúp hạ giá thành, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh tế sau mỗi vụ sản xuất lúa. 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm