| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng quy hoạch phát triển thủy lợi ĐBSCL

Thứ Hai 18/10/2021 , 14:11 (GMT+7)

Trong thời gian vừa qua, ngành Thủy lợi đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của ĐBSCL.

Sau 4 năm triển khai nghị quyết 120 của Chính phủ, đã huy động được nguồn lực lớn để đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi tại ĐBSCL. Qua đó, việc kiểm soát nguồn nước dùng cho sản xuất cũng như phục vụ nhu cầu nước của người dân được nâng lên rõ rệt.

Để ngành Thủy lợi tiếp tục phát huy vai trò đầu tầu, phục vụ đắc lực cho hoạt động cơ cấu lại ngành nông nghiệp cho ĐBSCL. Báo Nông nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT).

Ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT).

Ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT).

Ông có thể cho biết những khó khăn, thách thức lớn trong phát triển thủy lợi ở ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới?

Thủy lợi ở ĐBSCL hiện nay, đang phải đối diện với 3 thách thức lớn: Thay đổi về khai thác từ phía thượng nguồn; tác động từ biển; vấn đề phát triển trong chính nội tại của ĐBSCL.

Về thay đổi khai thác ở phía thượng nguồn, hiện nay có tới 74 hồ chứa, lượng nước ở các hồ chứa tăng lên rất nhanh qua các năm (năm 2001 là 15 tỷ m3, đến năm 2011 tăng lên 30 tỷ m3, năm 2018 đạt mức 49 tỷ m3 và dự kiến 2030 sẽ tiếp tục tăng lên 95 tỷ m3).

Bên cạnh đó, các nước ở phía thượng nguồn như Thái Lan, Lào,Campuchia… có sự phát triển về nông nghiệp, hoạt động dẫn nước, chuyển nước ở phía thượng nguồn cũng được đẩy mạnh. Trong khi đó, ĐBSCL là điểm cuối của dòng chảy nên lượng bùn cát, chất thải nông nghiệp… từ thượng nguồn đổ về rất nhiều khiến hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản của người dân bị tác động rất lớn.

Về vấn đề nước biển dâng, trong thời gian 30 năm gần đây mực nước biển dâng khoảng 20 cm, triều cường kết hợp với gió chướng làm tăng biên độ triều cường. Đặc biệt, thời gian gần đây, triều cường xảy ra lớn về mùa hạn, lúc này lượng nước thượng nguồn về ít kết hợp triều cường dâng cao đã đẩy xâm nhập mặn sâu hơn.

Đối với vấn đề phát triển trong chính nội tại của ĐBSCL, theo thống kê, diện tích lúa, nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả không ngừng tăng lên như lúa năm 1995 là 3,19 triệu ha, đến năm 2017 đã tăng lên 4,19 triệu ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản trước đây có 0,29 triệu ha, hiện nay tăng lên 0,8 triệu ha; cây ăn quả tăng từ 0,19 triệu ha hiện nay tăng lên 0,33 triệu ha…

Vì vậy, khi sản xuất nông nghiệp tăng lên dẫn tới nhu cầu về nước tưới tăng theo, gây áp lực rất lớn cho hệ thống Thủy lợi, nhiều công trình hoạt động quá tải đã bị xuống cấp. Bên cạnh đó, việc khai thác nước ngầm để phục nuôi trồng thủy sản và cây ăn trái cũng diễn ra mạnh mẽ, làm hạ thấp mực nước ngầm, sụt lún đất tăng lên,

Được biết, Bộ NN-PTNT đang xây dựng quy hoạch phát triển Thủy lợi vùng ĐBSCL. Vậy ông có thể cho biết, những quan điểm và mục tiêu được xác định trong quy hoạch này là như thế nào?

Hiện nay, Tổng cục Thủy lợi được Bộ NN-PTNT giao cho thực hiện quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai quốc gia đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.

Về quan điểm, hiện nay Tổng cục Thủy lợi đang dựa trên chiến lược về thủy lợi đã được thủ tướng phê duyệt; chiến lược phòng chống thiên tai đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 và Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển ĐBSCL bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, lấy tài nguyên nước làm cốt lõi.

Trên những cơ sở đó, Tổng cục Thủy lợi xây dựng mục tiêu là đảm bảo xây dựng các công trình thủy lợi đồng bộ, đáp ứng nhu cầu cấp nước cho nông nghiệp, cho đa mục tiêu, ưu tiên phục vụ dân sinh, cũng như đảm bảo phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn trong thời gian tới.

Hồ chứa nước ngọt một triệu mét khối tại Ba Tri, Bến Tre. Ảnh: Hoàng Nam.

Hồ chứa nước ngọt một triệu mét khối tại Ba Tri, Bến Tre. Ảnh: Hoàng Nam.

Trước yêu cầu xoay trục sản phẩm chủ lực vùng ĐBSCL theo hướng giảm lúa, tăng thủy sản, trái cây, rau màu. Theo ông, quy hoạch Thủy lợi cần đi trước hay đi sau các ngành kinh tế khác?

Với tinh thần nghị quyết 120 mà Chính phủ đã phê duyệt, trong đó lấy tài nguyên nước làm cốt lõi. Ngành Thủy lợi cần đi trước để định hướng và là trung tâm để phát triển ngành nông nghiệp và các ngành có nhu cầu nước lớn, đặc biệt là đáp ứng nước sinh hoạt cho người dân ở ĐBSCL.

Sau nghị quyết 120, Chính phủ đã giao Bộ NN-PTNT xây dựng đề án “Hiện đại hóa hệ thống Thủy lợi ĐBSCL” (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2020) để phục vụ đa mục tiêu các ngành kinh tế.

Chính việc chuyển trục các sản phẩm chủ lực ở ĐBSCL, thời gian qua, nhất là thời điểm hạn hán xâm nhập mặn kỷ lục vào năm 2020, các công trình thủy lợi đã góp công rất lớn điều tiết nước mặn, nước ngọt. Giúp ngành nông nghiệp chủ động được nguồn nước, đẩy thời vụ lúa sớm hơn, nên kết quả rất thành công.

Đối với cây ăn trái và nước sinh hoạt, những thời điểm chúng ta dự báo được lượng nước ở thượng nguồn về ít, các công trình thủy lợi đóng vai trò tích nước. Đảm bảo đủ nước cho sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, trái cây, nhờ đó giảm rất nhiều thiệt hại cho người dân.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Kinh nghiệm 10 ngày thần tốc của Thái Lan

Cả hệ thống nông nghiệp Thái Lan đã vào cuộc, nhằm giải quyết dứt điểm việc tồn dư vàng O trên sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất