| Hotline: 0983.970.780

5 năm thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của Tây Nguyên

Thứ Hai 14/09/2020 , 06:01 (GMT+7)

Sau 5 năm triển khai thực hiện, Dự án được đánh giá có đóng góp tích cực cho sự phát triển về kinh tế xã hội của Tây Nguyên.

Dự án đã nâng cấp và xây dựng mới 225 km đường giao thông liên thôn từ đường đất chuyển sang đường bê tông xi măng, nâng cấp và xây dựng 18 đập, 14 hồ chứa, 15 tràn, 13 cống đầu mối, xây mới, sửa chữa và bê tông hóa khoảng 200 km kênh; tổng diện tích được tưới hơn 20.000 ha.

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Đăk Lắc, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế phát triển, được Đảng, Nhà nước quan tâm, kinh tế - xã hội Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Tuy nhiên, đây vẫn là vùng còn khó khăn, đặc biệt là thiếu cơ sở hạ tầng vùng nông thôn và các giải pháp về nguồn nước nhằm thích ứng với loại hình thiên tai hạn hán đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Nhìn nhận rõ những khó khăn này trong những năm vừa qua Đảng và Chính phủ đã có cơ chế, chính sách và các dự án hỗ trợ đặc thù để Tây Nguyên phát triển nhanh, bền vững.

Trong đó, có dự án phát triển cơ sở hạ tầng các tỉnh Tây Nguyên do Ban Quản lý các dự án nông nghiệp vận hành với nguồn vốn hơn 80 triệu USD do Ngân hàng Châu Á (ADB) tài trợ.

Ông Lê Văn Hiến – Trưởng Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp khẳng định: Sau 5 năm triển khai thực hiện, Dự án đã đầu tư hoàn thành 23 tiểu dự án liên quan đến sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trên địa bàn của 5 tỉnh của Tây Nguyên được thực hiện.

Cụ thể: Kon Tum: 5; Gia Lai: 4; Đắk Lắk: 5; Đắk Nông: 5; Lâm Đồng: 4. Việc sửa chữa, nâng cấp 23 tiểu dự án ước tính phục vụ tưới cho 20.380 ha (đạt 117 % so với mục tiêu ban đầu đề ra - 17.500 ha), bao gồm: 9.945 ha lúa, 6.966 ha cà phê và hồ tiêu và 3.470 ha hoa màu.

Việc nâng cấp 23 tiểu dự án đã tăng tiếp cận 225 km đường nông thôn để phục vụ sinh hoạt, sản xuất và tiếp cận với thị trường cho người dân trong vùng dự án (đạt 173 % so với mục tiêu ban đầu đề ra – 130 km). Ước tính có hơn 436.000 người dân (hơn 109.000 hộ) được hưởng lợi trong khu vực dự án”.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban Quản lý dự án cấp Trung ương và địa phương đã đặc biệt chú trọng đến công tác chuẩn bị, nghiên cứu và đánh giá nhu cầu thiết thực của các công trình đối với từng đối tượng hưởng lợi và từng địa phương.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên, dự án còn làm tốt công tác Tập huấn về xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cho 263 cán bộ của Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT và các Công ty khai thác và quản lý công trình thủy lợi.

Tập huấn về giám sát công trình và quản lý thủy nông có sự tham gia của người dân (PIM) cho 2.803 đối tượng hưởng lợi chủ yếu ở các xã dự án, bao gồm lãnh đạo xã, các tổ chức đoàn thể xã, thành viên tổ/nhóm dùng nước, cán bộ thủy nông cơ sở.

Chính vì vậy, mà nâng cao được hiệu quả sử dụng của các công trình hạ tầng và thủy lợi được dự án đầu tư, có tác động trực tiếp và thiết thực nhằm nâng cao đời sống kinh tế, xã hội của người dân và giải quyết các vấn đề nóng nhu cầu nước tưới mùa khô và cơ giới hóa đồng ruộng của người dân Tây Nguyên.

* Ông Đinh Dũng Tuấn – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng:

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thông các tỉnh Tây Nguyên triển khai tại tỉnh Lâm Đồng được đầu tư trong 5 năm với 4 tiểu dự án tại các huyện: Đạ Tẻh, Di Linh, Đơn Dương, Lâm Hà với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng. Sau 5 năm thực hiện, dự án đã sửa chữa 4 hồ chứa, 1 trạm bơm công nghệ cao, kiên cố hóa 44 km kênh mương và 33 km đường giao thông nông thôn cấp B góp phần tưới tiêu ổn định cho khoảng 6.200 hecta và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển và giao thương nông sản.

Các tiểu dự án được thực hiện tại các huyện kinh tế mới và vùng đồng bào dân tộc nên đã góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, nâng cao năng xuất cây trồng trình độ sản xuất cho người dân, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản xuất khẩu từ đó giúp gia tăng việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống kinh tế, xã hội cho người dân và thúc đẩy quá trình hoàn thành chương trình nông thôn mới của tỉnh.

Nâng cấp sửa chữa hồ chứa tiểu dự án Di Linh, Lâm Đồng.

Nâng cấp sửa chữa hồ chứa tiểu dự án Di Linh, Lâm Đồng.

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho các tỉnh Tây Nguyên triển khai tại xã Tân Lập đã triển khai thành công và hiệu quả. Các công trình được đầu tư xây dựng chắc chắn, bài bản. Bà con nông dân được hưởng lợi trực tiếp từ nguồn nước tưới tiêu cho cây cà phê, hồ tiêu, cao su và hoa màu. Bên cạnh đó, giao thông nông thôn được nâng cấp khang trang giúp bà con đi lại và vận chuyển nông sản thuận lợi.

Nâng cấp, sửa chữa, thay thế máy bơm và thiết bị trạm bơm Tân Hội, tiểu dự án Đăk Pơ, Gia Lai.

Nâng cấp, sửa chữa, thay thế máy bơm và thiết bị trạm bơm Tân Hội, tiểu dự án Đăk Pơ, Gia Lai.

* Ông Nông Việt Hòa - Trưởng thôn thôn 20 xã Ea Đốc, Huyện Ea Sup, Tỉnh Đăk Lăk:

Từ ngày có dự án ADB người dân thôn 20 phấn khởi lắm, khi biết được đầu tư con đường cho thôn người dân đồng lòng hiến đất không cần đền bù. Giờ đường xây xong khang trang không còn lầy lội nữa đi lại thuận tiện, vận chuyển nông sản chi phí thấp và cơ giới hóa đồng ruộng. Trước đây để vận chuyển nông sản từ ruộng về mất 5.000đ/bao nhưng giờ có con đường rồi chỉ mất 2.000đ/bao. Ai ai cũng phấn khởi cảm ơn dự án.

Nâng cấp sửa chữa đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh và công trình trên kênh của tiểu dự án Ea Kao, tỉnh Đắk Lắk.

Nâng cấp sửa chữa đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh và công trình trên kênh của tiểu dự án Ea Kao, tỉnh Đắk Lắk.

Thực tế cho thấy dự án đã giúp hoàn thiện mạng lưới đường giao thông nông thôn trong khu vực Tây Nguyên, phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới kết nối khu vực sản xuất với khu vực trung tâm. Góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phát huy hiệu quả việc đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, giảm bớt chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển và tăng cường trao đổi, buôn bán hàng hóa nông sản.

* Ông Vũ Ngọc Châu – Ngân hàng phát triển Châu Á tại Việt Nam (ADB):

Với gần 90 triệu USD do ADB đầu tư cho hơn 20 tiểu dự án của 5 tỉnh Tây Nguyên, chúng tôi đánh giá các tiểu dự án đã xây dựng được hệ thống kênh mương, hồ đập phục vụ tưới tiêu cho khoảng gần 20.000 hecta trong đó phần lớn là các cây trồng kinh tế cao như: Cà phê, hồ tiêu là thế mạnh của địa phương và dự án cũng đã xây dựng được gần 200 km đường giao thông nông thôn phục vụ bà con đi lại, công tác giao thương hàng hóa, phục vụ sản xuất đáp ứng yêu cầu đề ra trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của chính phủ Việt Nam.

Bộ NN-PTNT cũng như chính quyền địa phương cần bố trí nguồn lực đầy đủ để duy trì công tác bảo dưỡng, bảo trì định kỳ và ngay lập tức khắc phục các sự cố nếu như xảy ra do mưa lũ, sạt lở đất gây ra để đảm bảo tính lâu dài và bền vững của các công trình.

Trong thời gian sắp tới ADB sẽ tiếp tục luôn đồng hành cùng chính phủ Việt Nam để thực hiện các mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội. Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ADB vẫn sẽ định hướng hỗ trợ ngành và địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chống chịu với các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp sự hỗ trợ theo yêu cầu của Chính phủ để thực hiện các chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế vùng nông thôn miền núi.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.