| Hotline: 0983.970.780

Đồng hành cùng SEA Games 30: Tập đoàn Ajinomoto là nhà tài trợ thứ hạng cao nhất

Thứ Sáu 15/03/2019 , 11:15 (GMT+7)

Mới đây, Tập đoàn Ajinomoto đã ký kết thỏa thuận trở thành nhà tài trợ hạng cao nhất cho SEA Games lần thứ 30 tại Philippines được tổ chức vào tháng 11 năm 2019.

Ông Kaoru Kurashima - Phó Chủ tich Tập đoàn Ajinomoto kiêm Chủ tịch Khu vực Đông Nam Á (thứ 2 bên phải) chia sẻ về các hoạt động tài trợ của Tập đoàn cho SEA Games 30

SEA Games là một trong những sự kiện được trông đợi nhất của người hâm mộ thể thao khu vực Đông Nam Á. Năm nay, SEA Games lần thứ 30, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 11/12/2019, với sự tham gia của các vận động viên đến từ 11 quốc gia trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar, Singapore và Đông Timor.

Được biết, trong kỳ SEA Games lần thứ 29 được tổ chức tại Malaysia 2 năm trước, Tập đoàn Ajinomoto đã được ghi nhận là công ty Nhật Bản đầu tiên chính thức tài trợ cho sự kiện với mức tài trợ cao nhất. Với SEA Games năm nay, theo thỏa thuận kí kết cùng Ủy ban Tổ chức SEA Games Phillippines, Tập đoàn Ajinomoto sẽ tiếp tục trở thành nhà tài trợ  cao nhất của sự kiện và tài trợ độc quyền trong lĩnh vực gia vị, các sản phẩm từ axit amin dạng hạt và thạch, thức uống dinh dưỡng dạng bột.

Tập đoàn Ajinomoto là doanh nghiệp tiên phong toàn cầu trong lĩnh vực axit amin dựa trên nền tảng khoa học sinh học và công nghệ hóa chất tinh khiết tiên tiến. Tập đoàn cung cấp các sản phẩm đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như gia vị, thực phẩm chế biến, đồ uống, axit amin, dược phẩm và hóa chất. Trong đó, Ajinomoto đã phát triển nhiều sản phẩm nhằm hỗ trợ dinh dưỡng cho các vận động viên dựa trên nền tảng axit amin, đồng thời cũng đã đồng hành cùng các vận động viên Nhật Bản trong các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế nhiều năm qua.

Cụ thể, từ năm 2003, Tập đoàn Ajinomoto đã triển khai Dự án Victory® nhằm hỗ trợ tăng cường thể lực cho các vận động viên hàng đầu của Nhật Bản trong các kỳ thi đấu quốc tế và tiến hành các hoạt động hỗ trợ dinh dưỡng, bao gồm việc cung cấp các sản phẩm của Tập đoàn. Bên cạnh đó, Dự án cũng thúc đẩy chương trình Kachimeshi®, mang ý nghĩa “Bữa ăn chiến thắng” trong tiếng Nhật, giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng thể thao nhằm xây dựng nền tảng thể chất vượt trội cho các vận động viên.

Thỏa thuận tài trợ cho SEA Games năm nay sẽ là cơ hội để Tập đoàn Ajinomoto thúc đẩy hơn nữa những hoạt động của Dự án Victory® tại Đông Nam Á thông qua các công ty thành viên tại khu vực này.

Đại diện hai bên chụp ảnh kỉ niệm sau lễ kí kết tài trợ

Là một thành viên thuộc Tập đoàn Ajinomoto, Công ty Ajinomoto Việt Nam được thành lập vào năm 1991 với sứ mệnh: “Đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của đất nước Việt Nam, góp phần mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho người dân tại Việt Nam thông qua văn hóa ẩm thực và phát triển nguồn thực phẩm”. Hiện nay, Công ty đang kinh doanh trên các lĩnh vực chính gồm gia vị, thực phẩm và đồ uống.

Với các “Đặc trưng riêng có” trong lĩnh vực thực phẩm và sức khỏe, Công ty Ajinomoto Việt Nam đang tiến hành những hoạt động tiên phong với tên gọi ASV (Hoạt động Tạo lập Giá trị chung của Tập đoàn Ajinomoto), nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của xã hội thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hoạt động tiêu biểu của Công ty Ajinomoto Việt Nam với nhiều đóng góp cho xã hội Việt Nam có thể kể đến như Dự án Bữa ăn học đường – cung cấp những thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho học sinh tiểu học; hay Dự án Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam – xây dựng chương trình đào tạo chuyên gia dinh dưỡng và hệ thống quy định, chính sách dinh dưỡng tại Việt Nam,…, đặt nền tảng cho sự phát triển hệ thống dinh dưỡng Việt Nam.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm