Đông y cho rằng, Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, đi vào 2 kinh phế và thận, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh
Đông trùng hạ thảo thực chất là ấu trùng của các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophiocordyceps hoặc Cordyceps ký sinh.
Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào cơ thể của sâu non, nấm bắt đầu ăn hết chất dinh dưỡng của sâu non và làm chết chúng. Những sâu non có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc mắc bệnh thông qua lỗ thở.
Sợi nấm phát triển mạnh mẽ trong quá trình ký sinh trùng xâm nhiễm vào các mô chủ của sâu non và sử dụng hoàn toàn chất dinh dưỡng trong sâu non.
Đến giai đoạn nhất định thường là vào mùa hè, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu non như một ngọn cỏ và vươn ra khỏi mặt đất phát triển thành dạng cây và phát tán bào tử.
Đông trùng hạ thảo có thể được tìm thấy vào mùa hè ở các vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên tây tạng (Thanh Hải - Tây Tạng) và tứ xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính.
Trong đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin.
Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...).
Đông y cho rằng, Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, đi vào 2 kinh phế và thận, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh, thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, di tinh, xuất tinh sớm.
Bởi những tác dụng của thuốc như vừa nêu nên không thể tuy nhiên khi sử dụng, cần có sự chỉ dẫn của bác sỹ để bảo đảm được sức khỏe mỗi khi dùng.
Cụ thể là Đông trùng hạ thảo không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ. Hơn nữa Đông y quan niệm bệnh lý theo âm dương ngũ hành, thuốc đông dược thường sử dụng cũng dựa theo khái niệm này để điều trị.
Trẻ em, đặc biệt trẻ từ 5 tuổi trở xuống, theo quan niệm của đông y là cơ thể ở dạng “thuần dương vô âm” tức là cơ thể trẻ thường “nóng”, nên trong điều trị không nên sử dụng những thuốc bổ có tính ấm nóng vì nếu sử dụng những thuốc này sẽ làm cho cơ thể trẻ không những không khỏi bệnh mà còn làm cho trẻ trở nên nóng hơn, bệnh nặng hơn... (Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng tức là cơ thể nóng mà dùng thuốc nóng tất sẽ điên cuồng). Bởi vậy không nên dùng đông trùng hạ thảo khi sốt.