| Hotline: 0983.970.780

'Đột kích' xưởng sản xuất nấm đông trùng hạ thảo của 9X Đà Lạt

Thứ Tư 07/12/2022 , 10:41 (GMT+7)

Với quy trình sản xuất hiện đại, mỗi tháng cơ sở của 9X Đà Lạt cung ứng 60-70kg nấm đông trùng hạ thảo khô ra thị trường với giá từ 18 đến 100 triệu đồng/kg.

Cuối năm 2019, vợ chồng anh Huỳnh Văn Nghĩa (31 tuổi, ngụ phường 12, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) bắt tay vào khởi nghiệp với mô hình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo.

Cuối năm 2019, vợ chồng anh Huỳnh Văn Nghĩa (31 tuổi, ngụ phường 12, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) bắt tay vào khởi nghiệp với mô hình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo.

Thời điểm đó, vợ chồng Nghĩa đầu tư trên 1 tỷ đồng để sắm máy móc, trang thiết bị và xây dựng khu sản xuất với diện tích khoảng 70m2. Anh Huỳnh Văn Nghĩa chia sẻ: 'Lúc khởi nghiệp có sự góp vốn của một người bạn. Vợ có kiến thức về công nghệ sinh học nên 2 vợ chồng cứ thế gây dựng sự nghiệp. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm trong sản xuất nên tỉ lệ thành công chỉ khoảng 60-70%. Ngoài ra sản phẩm nấm ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn ở khâu thị trường'.  

Thời điểm đó, vợ chồng Nghĩa đầu tư trên 1 tỷ đồng để sắm máy móc, trang thiết bị và xây dựng khu sản xuất với diện tích khoảng 70m2. Anh Huỳnh Văn Nghĩa chia sẻ: "Lúc khởi nghiệp có sự góp vốn của một người bạn. Vợ có kiến thức về công nghệ sinh học nên 2 vợ chồng cứ thế gây dựng sự nghiệp. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm trong sản xuất nên tỉ lệ thành công chỉ khoảng 60-70%. Ngoài ra sản phẩm nấm ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn ở khâu thị trường".  

Theo ông chủ 9X, anh sử dụng gạo lứt, đậu, giá, nước cốt dừa, khoai tây, nước tinh khiết... để tạo giá thể (môi trường) rồi tiến hành cấy bào tử nấm. Sau khi cấy, những giá thể này được chuyển qua chế độ ủ với thời gian từ 7 - 10 ngày. Sau đó, các giá thể với với mầm phát triển ổn định sẽ được chuyển qua phòng chiếu sáng.    

Theo ông chủ 9X, anh sử dụng gạo lứt, đậu, giá, nước cốt dừa, khoai tây, nước tinh khiết... để tạo giá thể (môi trường) rồi tiến hành cấy bào tử nấm. Sau khi cấy, những giá thể này được chuyển qua chế độ ủ với thời gian từ 7 - 10 ngày. Sau đó, các giá thể với với mầm phát triển ổn định sẽ được chuyển qua phòng chiếu sáng.    

Quy trình từ khi cấy nấm đông trùng hạ thảo đến khi thu hoạch là khoảng 75 ngày.

Quy trình từ khi cấy nấm đông trùng hạ thảo đến khi thu hoạch là khoảng 75 ngày.

Để đảm bảo sự sinh trưởng của nấm đông trùng hạ thảo, anh Huỳnh Văn Nghĩa phải lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng đèn led, hệ thống xông hơi để tạo độ ẩm và lắp đặt các máy điều hòa để đảm bảo nhiệt độ.

Để đảm bảo sự sinh trưởng của nấm đông trùng hạ thảo, anh Huỳnh Văn Nghĩa phải lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng đèn led, hệ thống xông hơi để tạo độ ẩm và lắp đặt các máy điều hòa để đảm bảo nhiệt độ.

Theo đó, tại phòng nuôi, chủ cơ sở sản xuất nấm đông trùng hạ thảo thực hiện chế độ chiếu sáng trung bình 12 giờ đồng hồ mỗi ngày, độ ẩm luôn duy trì ở mức 75 - 85% và nhiệt độ luôn ở mức dưới 21 độ C.

Theo đó, tại phòng nuôi, chủ cơ sở sản xuất nấm đông trùng hạ thảo thực hiện chế độ chiếu sáng trung bình 12 giờ đồng hồ mỗi ngày, độ ẩm luôn duy trì ở mức 75 - 85% và nhiệt độ luôn ở mức dưới 21 độ C.

Nấm đông trùng hạ thảo dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là dễ nhiễm bệnh nên quá trình cấy, nuôi và thu hoạch đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.

Nấm đông trùng hạ thảo dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là dễ nhiễm bệnh nên quá trình cấy, nuôi và thu hoạch đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.

Theo chủ cơ sở nấm đông trùng hạ thảo, nấm sinh trưởng tốt với ánh sáng trắng và ánh sáng vàng. Đặc biệt, ở giai đoạn sắp thu hoạch, việc chiếu ánh sáng vàng sẽ góp phần giúp nấm có màu sắc rực rỡ và đẹp mắt hơn.   

Theo chủ cơ sở nấm đông trùng hạ thảo, nấm sinh trưởng tốt với ánh sáng trắng và ánh sáng vàng. Đặc biệt, ở giai đoạn sắp thu hoạch, việc chiếu ánh sáng vàng sẽ góp phần giúp nấm có màu sắc rực rỡ và đẹp mắt hơn.   

Hiện nay, với công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao nên tỉ lệ thành công mỗi lứa nấm đông trùng hạ thảo của gia đình anh Huỳnh Văn Nghĩa lên đến 90%.

Hiện nay, với công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao nên tỉ lệ thành công mỗi lứa nấm đông trùng hạ thảo của gia đình anh Huỳnh Văn Nghĩa lên đến 90%.

Nấm đông trùng hạ thảo sau khi thu hoạch sẽ được anh Nghĩa chuyển sang công đoạn sấy thăng hoa. Theo đó, nấm được chuyển vào máy và sấy ở nhiệt độ âm 50 độ C trong thời gian 40 giờ đồng hồ rồi chuyển qua khâu đóng gói.

Nấm đông trùng hạ thảo sau khi thu hoạch sẽ được anh Nghĩa chuyển sang công đoạn sấy thăng hoa. Theo đó, nấm được chuyển vào máy và sấy ở nhiệt độ âm 50 độ C trong thời gian 40 giờ đồng hồ rồi chuyển qua khâu đóng gói.

Hiện nay, cơ sở của gia đình anh Huỳnh Văn Nghĩa cũng sản xuất nấm đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm. 'Đối với sản phẩm này, tôi cấy bào tử nấm vào thân nhộng. Sau 2 ngày, nhộng chết và nấm sẽ phát triển. Quá trình cấy đến lúc thu hoạch nấm đông trùng hạ thảo ở nhộng tằm kéo dài từ 60-65 ngày', anh Huỳnh Văn Nghĩa nói. 

Hiện nay, cơ sở của gia đình anh Huỳnh Văn Nghĩa cũng sản xuất nấm đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm. "Đối với sản phẩm này, tôi cấy bào tử nấm vào thân nhộng. Sau 2 ngày, nhộng chết và nấm sẽ phát triển. Quá trình cấy đến lúc thu hoạch nấm đông trùng hạ thảo ở nhộng tằm kéo dài từ 60-65 ngày", anh Huỳnh Văn Nghĩa nói. 

Cũng theo chủ cơ sở, việc sản xuất nấm đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm đòi sự tỉ mỉ và nhiều quy trình ngặt nghèo. Tỉ lệ thành công đối với sản phẩm này chỉ đạt khoảng 70% và sản xuất theo mùa nên sản phẩm ít. Do vậy giá bán rất cao. 

Cũng theo chủ cơ sở, việc sản xuất nấm đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm đòi sự tỉ mỉ và nhiều quy trình ngặt nghèo. Tỉ lệ thành công đối với sản phẩm này chỉ đạt khoảng 70% và sản xuất theo mùa nên sản phẩm ít. Do vậy giá bán rất cao. 

Hiện nay, đối với nấm đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm, gia đình anh Huỳnh Văn Nghĩa bán ra thị trường trên 100 triệu đồng/kg.

Hiện nay, đối với nấm đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm, gia đình anh Huỳnh Văn Nghĩa bán ra thị trường trên 100 triệu đồng/kg.

Đối với sản phẩm đông trùng hạ thảo thông thường, gia đình anh Nghĩa bán ra thị trường từ 18 đến 30 triệu đồng/kg. 

Đối với sản phẩm đông trùng hạ thảo thông thường, gia đình anh Nghĩa bán ra thị trường từ 18 đến 30 triệu đồng/kg. 

Hiện nay, gia đình anh Huỳnh Văn Nghĩa đã mở rộng khu xưởng sản xuất nấm đông trùng hạ thảo vố tổng diện tích 370m2. Mỗi tháng cung ứng ra thị trường từ 60-70kg sản phẩm nấm khô các loại. Anh Nghĩa đã thành lập Công ty TNHH đông trùng hạ thảo Phúc Lộc Thọ và thực hiện các quy trình sản xuất chuẩn quốc tế để tiến đến xuất khẩu. 

Hiện nay, gia đình anh Huỳnh Văn Nghĩa đã mở rộng khu xưởng sản xuất nấm đông trùng hạ thảo vố tổng diện tích 370m2. Mỗi tháng cung ứng ra thị trường từ 60-70kg sản phẩm nấm khô các loại. Anh Nghĩa đã thành lập Công ty TNHH đông trùng hạ thảo Phúc Lộc Thọ và thực hiện các quy trình sản xuất chuẩn quốc tế để tiến đến xuất khẩu. 

Thành cổ Quảng Trị: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi...'

Thành cổ Quảng Trị: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi...'

Ảnh 06:00

'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi. Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ...' là 2 câu trong bài thơ 'Tấc đất thành cổ' của Phạm Đình Lân nói về thành cổ Quảng Trị.

Vụ cháy rừng ở Hà Giang đã được khống chế

Vụ cháy rừng ở Hà Giang đã được khống chế

Ảnh 20:07

Theo Sở NN-PTNT Hà Giang, tính đến 17 giờ ngày 27/4, vụ cháy rừng ở đỉnh núi Tây Côn Lĩnh của tỉnh Hà Giang đã được lực lượng chức năng khống chế thành công.

Tái hiện 'chợ ma' giao thương chiếu Định Yên

Tái hiện 'chợ ma' giao thương chiếu Định Yên

Ảnh 18:48

Đồng Tháp Định kỳ 16 âm lịch hàng tháng, tại Đình thần Định Yên, huyện Lấp Vò sẽ tái hiện không gian “chợ ma Định Yên”, nét văn hóa độc đáo tồn tại hơn 1 thế kỷ.

Về Cửa Việt giúp các runner trải nghiệm biển xanh, cát trắng, nắng vàng

Về Cửa Việt giúp các runner trải nghiệm biển xanh, cát trắng, nắng vàng

Ảnh 10:45

Du lịch Quảng Trị thời gian gần đây đang dần trở thành điểm đến mới mẻ của cộng đồng thích xê dịch, trong đó phải kể đến bãi biển Cửa Việt đẹp như tranh.

Khoanh vùng cháy rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh

Khoanh vùng cháy rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh

Ảnh 19:28

Đến 17 giờ ngày 26/4, vụ cháy diện tích rừng đặc dụng rộng khoảng 10ha tại khu vực Tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang đã được khoanh vùng, tạo các đường băng cản lửa.

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Ảnh 09:25

Sepon Boutique Resort nằm cạnh biển Cửa Việt mộng mơ, kiến trúc của khu nghỉ dưỡng được thiết kế theo phong cách sang trọng, hiện đại, hướng ra bể bơi hoặc sân vườn.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm