| Hotline: 0983.970.780

Cô gái trẻ thành công với nấm đông trùng hạ thảo

Thứ Năm 05/08/2021 , 00:29 (GMT+7)

NINH THUẬN Đinh Hạnh, cô gái trẻ 9X đã làm chủ được quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo đầu tiên tại Ninh Thuận.

Từ niềm đam mê với việc trồng nấm, cô gái Đinh Hạnh, sinh năm 1994, ở khu phố 4, phường Đài Sơn, (Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) quyết định khởi nghiệp bằng nghề trồng nấm và đem lại doanh thu khủng mỗi tháng.

Đinh Hạnh đam mê và đã bước đầu gặt hái được những thành công từ sản xuất nấm, nhất là nấm đông trùng hạ thảo. Ảnh: Nguyễn Cơ. 

Đinh Hạnh đam mê và đã bước đầu gặt hái được những thành công từ sản xuất nấm, nhất là nấm đông trùng hạ thảo. Ảnh: Nguyễn Cơ. 

Khởi nghiệp của cô gái 9X này là một shop quần áo thời trang ở trung tâm Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm để thỏa sức với ngành nghề mình đã chọn Anh văn - Thương mại. Nhưng với niềm đam mê với nghề trồng nấm, Đinh Hạnh đã quyết định rẽ ngang, rồi sản xuất thành công nấm đông trùng hạ thảo (ĐTHT) trên chính quê hương của mình.

Đinh Hạnh cho biết: Lúc đầu chỉ trồng nấm linh chi và nấm bào ngư, nhưng để đầu tư mở rộng sản xuất thì cần tìm thị trường tiêu thụ mạnh mới dám đầu tư quy mô sản xuất. Tìm hiểu thấy loài nấm ĐTHT trồng không tốn nhiều diện tích mà còn có thể chế biến ra được nhiều loại sản phẩm hỗ trợ sức khỏe con người, được thị trường ưa chuộng, Hạnh đã nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi trồng nấm ĐTHT khoảng 5 năm nay.

Với vốn kiến thức được trang bị từ sách báo, cùng với sự mày mò học hỏi, rút kinh nghiệm thực tế từ các mô hình trồng nấm trước đó, với sự giúp đỡ của một giảng viên trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, Đinh Hạnh đã làm chủ quy trình công nghệ từ sản xuất giống, nuôi trồng đến chế biến sản phẩm từ nấm ĐTHT để cung ứng ra thị trường tỉnh Ninh Thuận, các tỉnh lân cận và cả thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.

Một góc khu nuôi nấm đông trùng hạ thảo của cơ sở do Định Hạnh làm chủ. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Một góc khu nuôi nấm đông trùng hạ thảo của cơ sở do Định Hạnh làm chủ. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Hạnh chia sẻ": Nấm ĐTHT được nuôi cấy trên giá thể hỗn hợp bao gồm gạo lứt, nước dừa, giá đỗ, khoai tây, nhộng tằm xay. Từ lúc cấy đến lúc thu hoạch khoảng hơn 40 ngày, với các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... vô cùng khắt khe.

Toàn bộ quy trình sản xuất nấm ĐTHT phải trải qua nhiều khâu khử trùng nghiêm ngặt như: Môi trường nuôi cấy; cấy giống cấp 1, cấy giống cấp 2; sau đó đến khâu ươm sợi kích thích tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hái. Việc nhân giống, cũng như các khâu nuôi trồng ĐTHT phải được tuân thủ các quy trình kỹ thuật kép kín.

Trên diện tích nhà xưởng hơn 500 m2, được xây dựng khang trang gồm đầy đủ các phòng vô trùng, phòng lạnh, phòng cấy nấm, phòng nuôi và khu chế biến biến thành phẩm được xây dựng khang trang, cùng với các trang thiết bị chuẩn của phòng nuôi, cấy nấm.

Riêng phòng nuôi 50 m2, có các kệ chứa lên đến 20.000 hũ/mẻ. Theo tính toán trung bình, mỗi mẻ cho 20kg ĐTHT khô, với giá bán sỉ 30 triệu đồng/kg.

Hiện cơ sở của Đinh Hạnh đã có rất đa dạng sản phẩm chế biến, chiết xuất từ nấm đông trùng hạ thảo, phân phối ở nhiều thị trường nội địa và đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Hiện cơ sở của Đinh Hạnh đã có rất đa dạng sản phẩm chế biến, chiết xuất từ nấm đông trùng hạ thảo, phân phối ở nhiều thị trường nội địa và đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Cơ sở sản xuất nấm của Đinh Hạnh tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên. Rất nhiều sản phẩm làm từ ĐTHT của cơ sở như: Cung cấp phôi giống cho các cơ sở nuôi; nấm đông trùng hạ thảo tươi, khô, khô nguyên khối; rượu; trà; detox; nước chiết từ đông trùng hạ thảo; sữa chua... với tên thương mại “Đông trùng hạ thảo Nanola Ninh Thuận” giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn.

Hiện tại, Hạnh đang từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất sữa chua chiết xuất từ ĐTHT “made by Đinh Hạnh” để cung cấp cho các cửa hàng phân phối trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm nấm ĐTHT do Đinh Hạnh sản xuất đã được đăng ký nhãn hiệu, test mẫu chất lượng, sản phẩm được đóng gói bao bì, nhãn mác và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sản phẩm không những được trưng bày tại 382 Thống Nhất, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận mà còn kết nối được với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua kênh bán online. Không dừng lại ở đó, cô gái trẻ còn đang ấp ủ ước mơ đưa sản phẩm của mình xuất khẩu đi các thị trường quốc tế.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm