| Hotline: 0983.970.780

Dự án BT của công ty Thanh Thành Đạt vừa sử dụng đã xuống cấp

Thứ Ba 22/02/2022 , 10:47 (GMT+7)

Hoàn thành tuyến đường chưa đến nửa cây số, Thanh Thành Đạt được tỉnh Nghệ An đối ứng lại 2 lô đất vàng. Nhưng đường vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp...

Tuyến đường chưa đến 500m nhưng Liên danh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt và Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An cần đến 6 năm mới hoàn thành. Ảnh: Việt Khánh.

Tuyến đường chưa đến 500m nhưng Liên danh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt và Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An cần đến 6 năm mới hoàn thành. Ảnh: Việt Khánh.

Chậm tiến độ triền miên

Xoay quanh Dự án BT tuyến đường giao thông nối từ quốc lộ 48D xuống cảng Đông Hồi (xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai) do Công ty TNHH Thanh Thành Đạt làm chủ đầu tư, Sở TN-MT Nghệ An thông tin tổng quan như sau:

Dự án do Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam, Sở KH-ĐT, UBND thị xã Hoàng Mai tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư; Sở Tài chính tham mưu phê duyệt quyết toán hạng mục dự án, ghi chi (chi trả tiền cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Xây dựng tuyến đường giao thông nối từ đường Nghĩa Đàn – Đông Hồi vào cảng Đông Hồi); Cục Thuế Nghệ An tham mưu ghi thu (nộp tiền sử dụng đất) đối với khu đất thực hiện dự án Khu biệt thự Thanh Thành Đạt tại phường Quán Bàu, thành phố Vinh.

Quyền lợi rõ nhất mà doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện Dự án BT là 2 lô đất vàng tọa lạc ngay trung tâm thành phố Vinh. Ảnh: Việt Khánh.

Quyền lợi rõ nhất mà doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện Dự án BT là 2 lô đất vàng tọa lạc ngay trung tâm thành phố Vinh. Ảnh: Việt Khánh.

Công ty TNHH Thanh Thành Đạt thành lập ngày 30/1/2002 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 2900491266 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH-ĐT Nghệ An cấp, thay đổi lần thứ 19 ngày 10/12/2013 với các ngành nghề kinh doanh chính: Chế biến gỗ xuất khẩu, trồng rừng, kinh doanh bất động sản…

Theo ghi nhận của PV,  so sánh 2 quỹ đất đối ứng tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố Vinh mà Công ty TNHH Thanh Thành Đạt được hưởng lợi trong dự án BT với  thực chất tiến độ, chất lượng và hiệu quả thực tiễn của tuyến đường đự án mà đơn vị này phải thực hiện sẽ thấy nhiều bất cập

Trên thực tế, tuyến đường giao thông nối từ đường Nghĩa Đàn – Đông Hồi được UBND tỉnh phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư tại Quyết định số 6799/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 (nhà đầu tư được lựa chọn là Liên danh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt và Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An).

Ngày 07/8/2019, UBND tỉnh có Văn bản số 5569/UBND-CN về việc bàn giao đưa vào sử dụng tuyến đường nêu trên. Trên tinh thần đó, phía Công ty TNHH Thanh Thành Đạt có trách nhiệm làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam để thực hiện các thủ tục bàn giao công trình và quyết toán phần khối lượng đã hoàn thành theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Ngày 09/9/2020 UBND tỉnh tiếp tục có quyết định phê duyệt quyết toán hạng mục hoàn thành…

Như vậy, tính ra liên danh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt và Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An mất ngót nghét 6 năm trời mới hoàn thành nổi tuyến đường với chiều dài chưa đến nửa cây số (?!)

Bất đồng quan điểm với doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên xoay quanh công tác GPMB là có, nhưng chừng đó là chưa đủ để lý giải nguyên do chậm tiến độ của dự án này. Ảnh: Việt Khánh.

Bất đồng quan điểm với doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên xoay quanh công tác GPMB là có, nhưng chừng đó là chưa đủ để lý giải nguyên do chậm tiến độ của dự án này. Ảnh: Việt Khánh.

Một lãnh đạo am hiểu tường tận dự án (xin phép giấu tên) khẳng định: “Công trình triển khai theo hình thức BT, Thanh Thành Đạt vừa là nhà đầu tư vừa là chủ đầu tư. Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam đại diện cho tỉnh trên góc độ quản lý nhà nước. Thực ra với khoảng cách 500m thì chỉ cần 5 đến 6 tháng, cộng thêm thời gian chuẩn bị chỉ kéo dài 2 năm là cùng. Nguyên nhân chậm tiến độ xuất phát từ công tác giải phóng mặt bằng (đi qua đất rừng của ông Lê Duy Nguyên – PV), ban đầu đôi bên bất đồng quan điểm khiến sự việc kéo dài…”

Quyết toán chưa lâu công trình đã xuống cấp

Tuyến đường giao thông nối từ quốc lộ 48D xuống cảng Đông Hồi có chiều dài 480m, bề rộng nền 24m, bề rộng mặt đường 15m, thiết kế theo tiêu chuẩn đường chính đô thị thứ yếu, công trình trên tuyến thiết kế vĩnh cửu tải trọng H30 – XB80. Nền, vỉa hè đắp đất đồi cấp III…

Tiến độ kéo dài lê thê nhưng chất lượng công trình là điều đáng quan ngại. Ảnh: VK.

Tiến độ kéo dài lê thê nhưng chất lượng công trình là điều đáng quan ngại. Ảnh: VK.

Như đã đề cập, tháng 9/2020 UBND tỉnh Nghệ An có quyết định phê duyệt quyết toán hạng mục dự toán với chiều dài 450m. Trong đó chi phí xây dựng hơn 16,5 tỷ; chi phí quản lý dự án hơn 307 triệu đồng; tư vấn ĐTXD hơn 1,7 tỷ; chi phí GPMB hơn 1 tỷ đồng; chi phí khác hơn 635 triệu đồng…

Nhiều hạng mục cho thấy dấu hiệu xuống cấp sau khi đưa vào sử dụng không lâu. Ảnh: VK.

Nhiều hạng mục cho thấy dấu hiệu xuống cấp sau khi đưa vào sử dụng không lâu. Ảnh: VK.

Điều đáng quan ngại là thời gian nghiệm thu, quyết toán chưa được bao lâu thì nhiều hạng mục công trình đã cho thấy dấu hiệu xuống cấp, đơn cử như một số điểm trên vỉa hè bị sụt lún, hệ thống cây xanh bị chết khô, nhiều cột đèn bị hoen rỉ…

Chưa dừng lại ở đó, khác xa với kỳ vọng ban đầu là tuyến đường sớm tạo ra điểm nhấn, góp phần nâng cấp, thay đổi diện mạo hệ thống công trình, qua đó đảm bảo phát huy thế mạnh về cảng biển nhằm đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư vùng cảng Đông Hồi. Thực tế chỉ rõ, từ khi tuyến đường được đưa vào sử dụng mọi thứ vẫn cơ bản dậm chân tại chỗ, thực trạng này hoàn toàn trái ngược với không khí nhộn nhịp của Khu kinh tế Nghi Sơn, địa điểm nằm kề giáp ranh.

Mất 6 năm trời, ngốn hàng chục tỷ đồng nhưng tuyến đường chưa phát huy được giá trị thực tiễn. Thay vì đấu nối vào cảng Đông Hồi, này phía cuối con đường vẫn là... cát trắng nắng vàng. Ảnh: Việt Khánh.

Mất 6 năm trời, ngốn hàng chục tỷ đồng nhưng tuyến đường chưa phát huy được giá trị thực tiễn. Thay vì đấu nối vào cảng Đông Hồi, này phía cuối con đường vẫn là... cát trắng nắng vàng. Ảnh: Việt Khánh.

Đưa ra để thấy, dù mất đất "vàng"đối ứng nhưng Nghệ An chưa được hưởng lợi từ tuyến đường BT mà công ty Thanh Thành Đạt thực hiện.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.