| Hotline: 0983.970.780

Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' tại Quảng Trị: Thành công ngoài mong đợi

Thứ Sáu 17/04/2020 , 15:30 (GMT+7)

Dự án WB7 có 4 hợp phần, hợp phần 3 là hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) xây dựng 15 mô hình ứng dụng thực hành.

Dự án “Cải thiện nông nghiệp có tưới” (WB7) được triển khai tại tỉnh Quảng Trị với mục đích cải thiện sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao giá trị gia tăng, bền vững của nông nghiệp và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở cải thiện hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi, theo định hướng Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Dự án WB7 có 4 hợp phần, trong đó hợp phần 3 là hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA). Hợp phần 3 dự án của Quảng Trị tập trung vào các nội dung hỗ trợ xây dựng 15 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng các thực hành CSA bao gồm: 6 mô hình “Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích”; 6 mô hình “Sản xuất cây trồng cạn như lạc, ngô, đậu xanh… áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng hàng hóa; 1 mô hình “Sản xuất rau an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm” tại phường Đông Thanh, TP. Đông Hà; 2 mô hình “Sản xuất tiêu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm”.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Phương bên ruộng lúa mô hình CSA. Ảnh: LQB.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Phương bên ruộng lúa mô hình CSA. Ảnh: LQB.

Từ kết quả thực hiện các mô hình thực hành CSA, giai đoạn 2019-2020, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Trị đẩy nhanh việc nhân rộng các thực hành mô hình CSA trên cây lúa, rau, màu, tiêu, nhất là biện pháp quản lí cây trồng tổng hợp (ICM) cho các địa phương trong vùng dự án tỉnh Quảng Trị.

Việc nhân rộng các thực hành CSA theo hai hình thức là nhân rộng chính và nhân rộng đại trà. Nhân rộng chính là diện tích nhân rộng được hỗ trợ để xây dựng các mô hình điểm, trình diễn nhằm áp dụng toàn bộ những kĩ thuật tiên tiến của mô hình CSA vào sản xuất. Nhân rộng đại trà là diện tích nhân rộng áp dụng toàn bộ hay một phần kĩ thuật ICM vào sản xuất, được thực hiện thông qua việc tuyên truyền, giới thiệu, tập huấn cho người sản xuất tiếp cận và tự nguyện áp dụng.

Qua các vụ triển khai thực hiện mô hình CSA tại Quảng Trị cho thấy năng lực áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới và nhận thức về biến đổi khí hậu của nông dân các vùng dự án được nâng cao thông qua các lớp tập huấn, xây dựng mô hình, góp phần đưa năng suất và hiệu quả kinh tế tăng lên, giảm phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường.

Ruộng mô hình trộng lạc của dự án. Ảnh: LQB.

Ruộng mô hình trộng lạc của dự án. Ảnh: LQB.

Bà Nguyễn Hồng Phương, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, thành công của mô hình đã giúp phổ biến các bước thực hành CSA để áp dụng phù hợp từng biện pháp kĩ thuật trong sản xuất, khuyến khích các địa phương khác ngoài mô hình áp dụng; tạo bước đột phá trong quá trình thâm canh cây lúa, cây màu; thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, phù hợp với thích ứng biến đổi khí hậu hiện nay.

Một kết quả quan trọng nữa là dự án góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hạn chế được thuốc BVTV trên đồng ruộng, tạo nền tảng cho sản xuất hàng hóa nông sản sạch theo hướng bền vững.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm