| Hotline: 0983.970.780

Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng đội vốn, chậm tiến độ: Lỗi do địa phương

Thứ Ba 29/03/2022 , 20:29 (GMT+7)

Về trách nhiệm thực hiện bồi thường, tái định cư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình nói: 'Cái này là lỗi của địa phương'.

Đội vốn 474 tỷ đồng

Sáng 29/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp có buổi làm việc với tỉnh Hòa Bình để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Hợp phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng (tỉnh Hòa Bình).

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (bên phải) và ông Bùi Văn Khánh (bên trái) - Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình khảo sát thực địa công trường thi công hồ chứa nước Cánh Tạng. Ảnh: Minh Phúc.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (bên phải) và ông Bùi Văn Khánh (bên trái) - Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình khảo sát thực địa công trường thi công hồ chứa nước Cánh Tạng. Ảnh: Minh Phúc.

Theo UBND huyện Lạc Sơn, kết quả rà soát cho thấy, tổng mức đầu tư để hoàn thành Hợp phần bồi thường, tái định cư của dự án là 1.533 tỷ đồng (tăng 474 tỷ đồng so với phương án phê duyệt ban đầu). Nguyên nhân là do chi phí trồng rừng, chi phí xây dựng tăng. Cùng với đó, các mốc ngập đường viền lòng hồ chưa thể hiện hết diện tích ngập lụt và tài sản bị ảnh hưởng. Vì vậy phải rà soát đo đạc bổ sung, tăng khối lượng giải phóng mặt bằng và tăng tiền giải phóng mặt bằng...

Theo báo cáo, tổng diện tích thu hồi giải phóng mặt bằng để triển khai dự án là 897,4ha (giảm hơn 340ha so với quy hoạch đã được phê duyệt). Tổng số hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng khi xây dựng công trình là 596 hộ. Trong đó có 574 hộ phải di dời đến nơi ở mới, 22 hộ còn lại tự tái định cư.

Về bồi thường nhà ở, đến nay đã phê duyệt phương án bồi thường GPMB nhà ở xong cho 574 hộ tại xã Yên Phú, Văn Nghĩa, Bình Hẻm, đang thực hiện chi trả tiền bồi thường cho các hộ. Tuy nhiên, hiện nay địa phương vẫn chưa có kinh phí để chi trả cho 106 hộ (25,1 tỷ đồng).

Tại một số điểm tái định cư, nhiều hộ dân đã xây dựng xong nhà cửa, tuy nhiên do các hạng mục thoát nước mưa, thoát nước thải, đổ bê tông mặt đường chưa triển khai thi công nên các hộ dân chưa thể di chuyển lên để ở.

Bên cạnh đó, nhiều hộ dân có nhà cửa và tài sản nằm trong phạm vi thi công tuyến đường tránh ngập (đây là tuyến đường chính dẫn vào để thi công các điểm tái định cư), do chưa có mặt bằng xây dựng nhà cửa tại các điểm tái định cư nên chưa thể di chuyển đến ngay.

Các đơn vị tư vấn rất có vấn đề

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, dự án xây dựng hồ chứa nước Cánh Tạng có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 3.118 tỷ đồng. Trong đó, hợp phần xây dựng (890 tỷ) do Ban Quản lý Đầu tư xây dựng thủy lợi 1 (Ban 1) làm chủ đầu tư. Hợp phần giải phóng mặt bằng hơn 1.100 tỷ do tỉnh Hoà Bình làm chủ đầu tư. Hợp phần kênh dẫn nước hơn 1.100 tỷ, tỉnh HĐND tỉnh Hoà Bình cam kết đầu tư khi Bộ NN-PTNT xây dựng xong hồ...

Một góc dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Ảnh: Minh Phúc.

Một góc dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Ảnh: Minh Phúc.

Đến thời điểm hiện nay, hợp phần xây dựng công trình đầu mối mà Bộ NN-PTNT trực tiếp chỉ đạo Ban 1 làm chủ đầu tư đã cơ bản xong và không còn nhiều khối lượng thi công. Nhưng vấn đề đặt ra là không chặn dòng được, không tích nước được vì chưa giải phóng được mặt bằng lòng hồ.

Nguyên nhân là do quá trình khảo sát, đo đạc có vấn đề, mỗi lần báo cáo là một số liệu, gây khó khăn cho công tác đền bù.

“Rõ ràng, các đơn vị tư vấn rất có vấn đề. Bởi khi giải phóng mặt bằng thì đơn vị tư vấn phải biết cái gì cần làm trước, cái gì cần làm sau. Vậy mà hai con đường dẫn vào khu tái định cư không làm trước, mà lại làm khu tái định cư. Thử hỏi làm sao người dân có thể về ở được?”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Ảnh: Minh Phúc.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Ảnh: Minh Phúc.

Liên quan đến trách nhiệm của địa phương trong thực hiện Hợp phần bồi thường, tái định cư của dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, ông Bùi Văn Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình thừa nhận: “Cái này là lỗi của địa phương”.

Dự án đã triển khai được 4 năm, khối lượng xây lắp đã hoàn thành được 70%, nhưng mối quan hệ giữa xây lắp và giải phóng mặt bằng lại không đi liền với nhau. Đập thì được đắp cao như thế nhưng bên dưới vẫn có nhà dân, muốn chặn dòng thì dân phải đi. Muốn dân đi thì phải có tiền.

Qua phân tích sơ bộ nguyên nhân thì cuối cùng lại là do đơn vị tư vấn xác định số gia đình cần di chuyển, số tài sản đất đai phải bồi thường lúc đầu không chính xác, dẫn đến tiền bồi thường tăng lên so với phê duyệt dự án ban đầu. Về việc bố trí thêm vốn để thực hiện hợp phần giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, UBND tỉnh Hoà Bình sẽ có báo cáo để Phó Thủ tướng, Thủ tướng xem xét, chỉ đạo.

Xem thêm
Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trồng cây nêu ngày Tết, 5 người bị bỏng nặng do điện giật

HUẾ 5 người đang tiến hành trồng cây nêu ngày Tết không may sơ ý vướng phải nguồn điện dẫn đến bị bỏng nặng.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất