| Hotline: 0983.970.780

Dự án mỏ sắt lớn nhất Đông Dương: Nguy cơ đóng cửa vì thiếu vốn

Thứ Năm 06/10/2011 , 09:20 (GMT+7)

Tuy nhiên, điều nan giải nhất hiện nay đối với việc triển khai dự án, theo ông Hồ Đức Bình, TGĐ TIC cho biết thì đó chính là việc thiếu vốn.

Lễ khởi công bóc đất tầng phủ dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, năm 2007 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến về quy hoạch dự án mỏ sắt Thạch Khê và tổ hợp NM thép liên hợp Hà Tĩnh.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công nghiệp (cũ) phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo thành lập Cty CP Sắt Thạch Khê (TIC) do Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của các cổ đông chính gồm: Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng Cty Thép Việt Nam, Tổng Cty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Cty CP phải có phương án cơ cấu vốn có tính đến sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện Dự án đầu tư NM Thép liên hợp Hà Tĩnh với tỷ lệ cổ phần không quá 30% vốn điều lệ.

Thủ tướng đồng ý cho phép TIC được XK một phần quặng sắt đã qua chế biến để nhập khẩu trở lại quặng sắt có chất lượng cao hơn, trong trường hợp đã cân đối đảm bảo đủ cho nhu cầu nguyên liệu phục vụ SX thép trong nước. Thủ tướng cũng giao TIC chịu trách nhiệm xây dựng dự án sản xuất phôi thép công suất 2 triệu tấn/năm để cung cấp cho SX thép trong nước. Sau khi hoàn thiện việc đánh giá tác động môi trường, ngày 24/12/2009, Bộ TN-MT có thông báo cho phép TIC khai thác quặng sắt bằng phương pháp lộ thiên mỏ Thạch Khê thuộc các xã: Thạch Hải, Thạch Đỉnh và Thạch Khê, huyện Thạch Hà.

Báo cáo của TIC cho biết, đến hết tháng 7/2011 Cty đã thực hiện bóc đất tầng phủ được 98%. Khối lượng quặng nguyên khai thác và tiêu thụ đạt gần 1 triệu tấn. Ngoài việc tập trung bóc đất tầng phủ, Cty đã thực hiện việc giải phóng mặt bằng- tái định cư, giải ngân được hơn 276 tỉ đồng để chi trả bồi thường cho trên 750 ha đất ở, đất SXNN...

Tuy nhiên, điều nan giải nhất hiện nay đối với việc triển khai dự án, theo ông Hồ Đức Bình, TGĐ TIC cho biết thì đó chính là việc thiếu vốn. Cụ thể, kể từ ngày khởi công đến nay, tổng chi phí đầu tư vào dự án đã lên đến trên 1.100 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn cổ đông đóng góp đến cuối năm 2010 mới chỉ được 929 tỷ đồng, nhưng tiền mặt lại chỉ có 682 tỷ đồng tức chỉ đạt hơn 50% so với tổng chi phí. Trước tình hình này, Cty đã phải đi vay nợ trả lãi suất ngân hàng và một số nhà thầu khác, đồng thời phải gác lại khoản nợ giải phóng mặt bằng gần 300 tỷ đồng.

Trước bối cảnh khó khăn chồng chất của dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê vì thiếu vốn, thiếu cổ đông, ông Hồ Đức Bình, Tổng giám đốc Cty CP Sắt Thạch Khê (TIC) cho rằng, nếu được phép, Cty sẽ khai thác trước 1 triệu tấn quặng thô để bán, thu về trên ngàn tỷ đồng để giải quyết những khó khăn trước mắt.

Cũng theo ông Bình thì theo kế hoạch, nguồn vốn thực hiện của năm 2011 cần phải có trên 1.000 tỷ đồng. Thế nhưng đến nay đã gần hết năm mà TIC chưa hề nhận được "đồng cắc" nào từ các cổ đông. Mặt khác, ngày 11/7/2011, Chính phủ lại có thông báo đề nghị 4/9 cổ đông của TIC (gồm Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà và Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam) phải thoái vốn tại TIC để tập trung nguồn vốn cho nhiệm vụ SX kinh doanh chính của mình. Điều này càng làm cho TIC thêm thiếu vốn để triển khai dự án và đang lâm vào tình cảnh lao đao.

Ông Đỗ Khoa Văn, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, kiêm Trưởng ban đền bù giả phóng mặt bằng- tái định cư dự án mỏ sắt Thạch Khê lo lắng: "Huyện đang rất cần di dời hơn 500 hộ dân tới 2 khu TĐC tại xã Thạch Khê và Thạch Đỉnh nhằm ổn định cuộc sống cho họ. Tuy nhiên, do dự án không có vốn để triển khai tiếp nên chúng tôi đang hết sức lo lắng. Người dân trong diện di dời thì luôn bất an. Khi biết tin nguy cơ mỏ sẽ tạm thời đóng cửa vì thiếu vốn, người dân như bị cú sốc lớn".

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.