| Hotline: 0983.970.780

Dự án trồng rừng trên biển đạt gần 1.000ha

Thứ Tư 13/09/2023 , 09:40 (GMT+7)

Ba năm qua, gần 1.000ha rừng ngập mặn được trồng ở Quảng Ninh trong khuôn khổ 'Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển'.

 

Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển (FMCR) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2018, do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, triển khai tại 8 tỉnh, thành phố ven biển gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

 

Mục tiêu của dự án là khôi phục, phát triển và quản lý bền vững rừng ven biển của các địa phương. Qua đó, góp phần tái cấu trúc ngành làm nghiệp và tăng cường khả năng chống chịu, tăng tuổi thọ và giảm chi phí xây dựng, duy tu, bảo dưỡng để biến và các công trình cơ sở hạ tầng vùng ven biển khác. Phát triển sinh kế và nâng cao thu nhập cho cộng đồng ven biển thông qua hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng. Trong ảnh là những khu vực ươm cây giống để trồng ở khu vực ven biển của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

 

Để có được kết quả như ngày hôm nay, Ban quản lý dự án FMCR Trung ương và tỉnh đã họp bàn nhiều lần, khảo sát thực địa và lựa chọn những diện tích này để thực hiện dự án. Nhờ nỗ lực và quyết tâm cao độ, dự án FMCR tại Quảng Ninh trồng và phục hồi hơn 840ha rừng rừng ngập mặn và bảo vệ gần 13.000ha rừng ngập mặn.

 

Theo báo cáo, có khoảng gần 33 nhóm cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp thông qua việc tham gia bảo vệ, trồng và phục hồi rừng ven biển, rừng ngập mặn tại tỉnh Quảng Ninh. Từ chỗ ăn bữa nay lo bữa mai, một nắng hai sương trông chờ vào tài nguyên sẵn có của rừng ngập mặn, người dân giờ đã ấm no hơn nhờ 45 gói đầu tư sinh kế, 2 gói hỗ trợ công nghệ sản xuất và 6 gói cơ sở hạ tầng.

 

Tại Quảng Ninh, với mục tiêu cải thiện quản lý rừng ven biển tại các tỉnh thuộc vùng dự án, nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng, đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành khoảng 70% khối lượng công việc, bao gồm cả công tác chuẩn bị đầu tư, so với dự án điều chỉnh.

 

Kết quả, dự án FMCR tại Quảng Ninh đã trồng và phục hồi hơn 840ha rừng rừng ngập mặn và bảo vệ gần 13.000 ha rừng ngập mặn, đặc biệt có những khu vực có tỷ lệ cây sống rất cao như ở xã Vạn Ninh lên đến hơn 90%, trong đó chủ yếu lầ cây trang, cây đước vòi.

 

Trên quy mô toàn quốc, với điểm sáng là công tác trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng, trong năm 2022 là năm triển khai chủ yếu, toàn dự án đã trồng gần 3.000ha rừng phòng hộ ven biển, trong khi hàng năm cả nước chỉ trồng và phục hồi gần 3.500ha.

 

Đặc biệt, nhờ phương thức triển khai dự án với định hướng phát triển lâm nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, vì vậy công tác triển khai trồng rừng của dự án chủ yếu sử dụng lao động cộng đồng địa phương để thực hiện. Cuộc sống của người dân tại các vùng dự án, do đó được cải thiện đảm bảo, nâng lên một bước.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Tái thiết rừng Quảng Ninh sau bão Yagi: [Bài 1] Chờ chính sách để hồi sinh

Tái thiết rừng Quảng Ninh sau bão Yagi: [Bài 1] Chờ chính sách để hồi sinh

Hơn 3 tháng bão Yagi đi qua, những cánh rừng tan hoang ở Quảng Ninh vẫn chết khô, chờ chính sách để được tái sinh, trồng mới.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Huyện Đồng Hỷ trồng mới gần 820ha rừng tập trung

Huyện Đồng Hỷ trồng mới gần 820ha rừng tập trung

Tính đến đầu tháng 11, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã trồng mới được gần 820ha rừng tập trung, vượt gần 220ha tương đương 36,6% so với kế hoạch năm 2024.

20 năm bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái rừng

20 năm bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái rừng

Đồng Nai 20 năm qua, Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai thực hiện thành công sứ mệnh bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị sinh thái, văn hóa, di tích lịch sử.

Xem thêm