| Hotline: 0983.970.780

Đưa nông sản sạch ra thị trường lớn

Thứ Ba 21/11/2023 , 15:23 (GMT+7)

Quảng Bình Huyện Bố Trạch đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ áp dụng quy trình quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn

Huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình), là địa phương có những định hướng mang tính lâu dài trong việc hỗ trợ đưa hàng nông sản sạch ra thị trường trong nước và  vươn tầm xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, để nâng cao chất lượng, bảo vệ thương hiệu hàng hóa, huyện đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ áp dụng quy trình quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Sản phẩm thực hiện truy xuất nguồn gốc của huyện Bố Trạch được giới thiệu để mở rộng thị trường. Ảnh: T.Phùng

Sản phẩm thực hiện truy xuất nguồn gốc của huyện Bố Trạch được giới thiệu để mở rộng thị trường. Ảnh: T.Phùng

“Qua đó, người tiêu dùng dễ dàng phân biệt hàng thật, hàng giả và yên tâm lựa chọn, sử dụng sản phẩm. Cùng với đó là làm tốt quy trình sản xuất hàng hoá, đảm bảo chất lượng để tiến tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”- ông Nguyễn Ngọc Tuấn nói thêm.

Nếu như trong năm 2021, Bố Trạch có 1 cơ sở được tỉnh hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP (tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), thì đến nay toàn huyện đã có 23 cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP.

Trong đó, có 17 cơ sở trồng trọt với diện tích được chứng nhận đạt 65ha và 6 cơ sở chăn nuôi với tổng quy mô được chứng nhận đạt 6.350 con lợn và 6.000 con gia cầm.

Trong năm, có 3 cơ sở được tỉnh hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP (cơ sở trồng cam của ông Dương Quốc Toàn ở xã Hòa Trạch, cơ sở trồng cam Bế Văn Mai ở thị trấn Nông trường Việt Trung và HTX sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh).

Sản phẩm OCOP đều thực hiện truy xuất nguồn gốc nên chất lượng ngày càng cao. Ảnh: T.Phùng

Sản phẩm OCOP đều thực hiện truy xuất nguồn gốc nên chất lượng ngày càng cao. Ảnh: T.Phùng

Để nông sản sạch vững vàng ở thị trường trong nước và tiến xa hơn ra thị trường nước ngoài, Phòng NN-PTNT huyện Bố Trạch đã tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông sản.

Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp ngày càng được các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp quan tâm, đặc biệt là các sản phẩm tham gia chương trình OCOP.

Theo ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bố Trạch, năm 2021, toàn huyện có 9 cơ sở thực hiện đăng ký, thì đến nay đã có 31 cơ sở với 75 sản phẩm nông sản thực hiện truy xuất nguồn gốc.

 “Đặc biệt 100% sản phẩm tham gia chương trình OCOP đều thực hiện truy xuất nguồn gốc nên chất lượng sản phảm ngày càng đi lên", ông Long cho hay.

Với tiềm năng, thế mạnh vùng gò đồi, Bố Trạch là địa phương phát triển mạnh về trồng và chế biến dược liệu. Những sản phẩm của các doanh nghiệp, các hợp tác xã đều theo quy trình VietGAP, có truy xuất nguồn gốc nên được khách hàng quan tâm và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Chúng tôi đến cơ sở sản xuất của HTX sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh (tại xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch), của chị Ngô Thị Kim Liên, Phó Giám đốc HTX, ngành nghề kinh doanh chính của đơn vị là sản xuất và chế biến các loại nấm quý, chế biến các loại thảo dược…

“Đến nay, HTX chúng tôi có nhiều nhóm sản phẩm như các loại cao, trà túi lọc linh chi, cà gai leo… các loại nước nấm chay, mặn từ nấm tươi, nấm khô đều tốt cho sức khoẻ con người. Trung bình mỗi năm, doanh thu của HTX cũng đạt trên dưới 10 tỷ đồng”, chị Liên cho hay.

Sản phẩm của HTX Tuấn Linh thực hiện truy xuất nguồn gốc đã được giới thiệu tại nước ngoài. Ảnh: T.Phùng

Sản phẩm của HTX Tuấn Linh thực hiện truy xuất nguồn gốc đã được giới thiệu tại nước ngoài. Ảnh: T.Phùng

Cũng theo chị Liên, sau khi được hỗ trợ sản xuất theo quy trình VietGAP, thực hiện truy xuất nguồn gốc thì sản phẩm của HTX được vươn rộng ra thị trường. Các sản phẩm cao, trà túi lọc đã được chào hàng tại các nước Thái Lan, Nhật Bản.

“Với phương châm sản phẩm có truy xuất nguồn gốc thì chất lượng ngày càng cao hơn. Vì vậy, sản phẩm của chúng tôi đã được chấp nhận có mặt tại các chuỗi siêu thị của các thương hiệu lớn như Big C, Co.opmart”.

Hiện, HTX đã liên kết sản xuất với các nông hộ và 34 tổ hợp tác sản xuất để xây dựng vùng nguyên liệu canh tác hướng hữu cơ trồng nấm và cây dược liệu cung cấp nguyên liệu đầu vào cho HTX với diện tích khoảng 25 ha.

“Hướng tới, chúng tôi mở rộng liên kết thực hiện chuỗi sản xuất sạch và mở rộng diện tích  vùng nguyên liệu lên khoảng 50 ha”- chị Liên nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Cẩm Long cho hay, thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ truy xuất nguồn góc, an toàn thực phẩm cho nhiều mặt hàng nông sản như gạo, thịt lợn, chế biến thuỷ sản…để đẩy mạnh sức tiêu thụ.

“Đồng thời, qua đó nhằm  quảng bá thương hiệu sản phẩm, giúp nông sản lên sàn thương mại điện tử, xuất khẩu ra các nước trong khu vực”- ông Long chia sẻ thêm.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất