| Hotline: 0983.970.780

Đưa vải thiều Thanh Hà đến gần với người dân Thủ đô

Thứ Bảy 10/06/2023 , 14:30 (GMT+7)

Việc khai trương điểm bán và giới thiệu sản phẩm sẽ giúp vải thiều Thanh Hà tới gần hơn với người dân Thủ đô, các doanh nghiệp thu mua, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Sáng 10/6, Sở NN-PTNT Hải Dương phối hợp cùng Sở NN-PTNT, Sở Công thương Hà Nội và Công ty Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam tổ chức khai trương điểm bán và giới thiệu vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) tại Hà Nội.

Bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà năm 2023. Ảnh: Trung Quân.

Bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà năm 2023. Ảnh: Trung Quân.

Tại lễ khai trương, bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương thông tin, năm 2023, toàn tỉnh Hải Dương có hơn 8.800ha vải, phân bố tập chung chủ yếu tại huyện Thanh Hà (hơn 3.200ha) và thành phố Chí Linh (khoảng 3.400ha). Diện tích vải thiều sớm chiếm khoảng 30%, vải thiều chính vụ 70%.

Hiện tại, trà vải sớm đã thu hoạch và tiêu thụ xong (từ ngày 15/5 - 5/6); trà vải chính vụ đang cho thu hoạch (thời gian từ 5/5 đến hết tháng 6).

Về chất lượng, cơ bản các diện tích vải trên địa bàn tỉnh được sản xuất theo quy trình an toàn. Trong đó, có 52 vùng trồng với diện tích 610ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Những vùng sản xuất vải phục vụ xuất khẩu được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo các điều kiện của các nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở sở đóng gói vải phục vụ xuất khẩu cũng được tỉnh rất quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh đã được cấp và duy trì 203 mã số vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc, Thái Lan. Có 13 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Hoa Kỳ và Thái Lan.

Các đại biểu cắt băng khai trương điểm bán và giới thiệu vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) tại Hà Nội. Ảnh: Trung Quân.

Các đại biểu cắt băng khai trương điểm bán và giới thiệu vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) tại Hà Nội. Ảnh: Trung Quân.

Về tình hình tiêu thụ, dự kiến gần 50% tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước; trên 50% xuất khẩu. Trong đó, 45% sản lượng xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia…; khoảng 10% xuất khẩu đi các thị trường cao cấp, khó tính như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Úc...

Đến nay, Hải Dương đã thu hoạch được khoảng 32.000 tấn vải, trong đó xuất khẩu chiếm 16.000 tấn (Trung Quốc 13.000 tấn; thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, Úc... khoảng 3.000 tấn), còn lại là tiêu thụ trong nước.

Về giá bán, vải sớm đầu vụ có giá dao động từ 80.000 - 100.000 đồng/kg; vải chính vụ đang có giá bán dao động xung quanh 20.000 đồng/kg.

Theo bà Kiểm, bên cạnh những thuận lợi thì vụ vải năm nay các chủ vườn vẫn đối diện với nhiều khó khăn như khoảng thời gian thu hoạch trà vải sớm và chính vụ gối nhau nên thời gian thu hoạch gấp, dồn, ít nhiều ảnh hưởng đến việc tiêu thụ. Quy định về đối tượng kiểm dịch thực vật, mức dư lượng thuốc BVTV cho phép trên quả vải của mỗi thị trường nhập khẩu khác nhau và luôn thay đổi, do đó để quả vải đạt tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu của tất cả các thị trường là rất khó.

Vải thiều Thanh Hà sẽ được bày bán tại tất cả các cửa hàng của Công ty Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Trung Quân.

Vải thiều Thanh Hà sẽ được bày bán tại tất cả các cửa hàng của Công ty Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Trung Quân.

Bên cạnh đó, biện pháp kỹ thuật để kéo dài thời gian chín của quả vải chưa có, công nghệ bảo quản, chế biến vải sau thu hoạch còn hạn chế nên thời vụ thu hoạch và tiêu thụ quả vải tươi vẫn rất áp lực…

Trước tình hình trên, công tác xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường đã được tỉnh Hải Dương đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đồng hành cùng các hộ trồng ngay từ đầu vụ; xúc tiến thương mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm vải thiều Thanh Hà tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Đặc biệt, năm nay là năm đầu tiên sản phẩm vải thiều Thanh Hà được đưa lên xuất ăn của các hãng hàng không. Đây là sự kiện quan trọng trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm vải Thanh Hà đến với thực khách trong nước cũng như quốc tế…

Việc khai trương điểm bán và giới thiệu vải thiều Thanh Hà tại Hà Nội cũng là một trong chuỗi các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ quả vải thiều của tỉnh Hải Dương.

Hà Nội là thị trường đầy tiềm năng với dân cư đông đúc; số lượng người nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập cao; nhu cầu sử dụng các sản phẩm chất lượng, an toàn của người dân ngày càng gia tăng. Do đó, thông qua hoạt động này, tỉnh Hải Dương kỳ vọng sẽ giúp quả vải Thanh Hà có cơ hội tới gần hơn với người dân Thủ đô, các doanh nghiệp thu mua. Từ đó, quảng bá, giới thiệu được những đặc điểm nổi trội của vải thiều Thanh Hà, giúp công tác tiêu thụ được trở nên thuận lợi; người sản xuất giảm được áp lực mùa vụ, nâng cao giá trị sản phẩm, gia tăng lợi nhuận.

Từ sáng sớm, đông đảo người dân Thủ đô đã tới tham quan, ăn thử và mua vải thiều Thanh Hà tại cửa hàng trưng bày của Công ty Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam. Ảnh: Trung Quân.

Từ sáng sớm, đông đảo người dân Thủ đô đã tới tham quan, ăn thử và mua vải thiều Thanh Hà tại cửa hàng trưng bày của Công ty Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam. Ảnh: Trung Quân.

Ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Công ty Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam chia sẻ, vải thiều Thanh Hà có nhiều điểm nổi bật như khi bóc vỏ rất khô tay, mùi thơm, ăn vị ngọt thanh không có vị chát ở cổ… nên được người tiêu dùng Thủ đô rất ưa chuộng.

Trung bình hàng năm công ty tiêu thụ từ 40 - 50 tấn vải thiều Thanh Hà. Tuy nhiên, năm nay với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương và các chủ vườn trong việc cung cấp những sản phẩm chất lượng, truy suất nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các thị trường khó tính thì dự kiến sản lượng tiêu thụ sẽ cao hơn 4 - 5 lần. Công ty cam kết sẽ đồng hành tiêu thụ cùng với người dân Thanh Hà cho tới hết vụ vải.

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội nhấn mạnh, trong năm nay, Sở Công thương Hà Nội bằng hết khả năng của mình sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở NN-PTNT, Sở Công thương Hải Dương đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm vải thiều Thanh Hà tại Hà Nội; góp phần giúp các doanh nghiệp, hộ sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng giá trị sản xuất.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.