| Hotline: 0983.970.780

Đức sẽ trở thành quốc gia đầu tiên cấm giết gà con hàng loạt

Thứ Năm 28/01/2021 , 10:56 (GMT+7)

Đức dự kiến ​​sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm giết gà con đực mới nở hàng loạt do tỷ suất lợi nhuận kém hơn, bắt đầu từ năm 2022.

Động thái cấm giết gà con vừa được Berlin loan đi trong bối cảnh ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm vẫn sử dụng hàng loạt các hành động tiêu hủy tàn ác và đáng báo động đối với các loại vật nuôi vô tội.

Những con gà con đực một ngày tuổi đã bị đưa vào máy nghiền giết hàng loạt do tỷ suất sinh lợi nhuận thấp. Ảnh: Wikimedia

Những con gà con đực một ngày tuổi đã bị đưa vào máy nghiền giết hàng loạt do tỷ suất sinh lợi nhuận thấp. Ảnh: Wikimedia

Bằng chứng là việc dùng những cỗ máy “băm nhỏ gà con” hoặc và khí gas gây ngạt thở để giết chết khoảng bốn đến sáu tỷ con gà con giống đực hàng năm mà ngành công nghiệp trứng và gia cầm vẫn coi là sinh lời nhanh bằng gà mái.

Theo dự thảo luật do Nội các Đức vừa phê chuẩn, sẽ yêu cầu nông dân bắt buộc phải sử dụng công nghệ phân biệt giới tính in-ovo để xác định đặc điểm trống-mái của từng quả trứng, ngay từ trước khi chúng được nở thành gà con.

Đây là động thái cấm giết gà con nhằm ngăn chặn những con gà non dòng đực sẽ bị giết sớm ngay từ khi vừa mới nở trong tương lai, bắt đầu từ năm 2022. Dự kiến trong giai đoạn chuyển tiếp đến năm 2024, người chăn nuôi gia cầm sẽ phải áp dụng các phương pháp phân biệt giới tính đủ sớm ngay từ thời kỳ ấp trứng để hình thành phôi thai.

Đề xuất buộc sử dụng công nghệ phân biệt giới tính gà ngay từ trứng, trước khi nở thành gà con được coi là hành động nhân văn. Ảnh: Euractive.com

Đề xuất buộc sử dụng công nghệ phân biệt giới tính gà ngay từ trứng, trước khi nở thành gà con được coi là hành động nhân văn. Ảnh: Euractive.com

Dự luật cấm giết gà con cũng quy định, trường hợp những người nông dân nuôi gà không muốn sử dụng công nghệ phân biệt giới tính kể trên còn một lựa chọn khác là nuôi tất cả các loại gà trống và mái được nở ra cùng với nhau, nhưng được hạch toán chi phí riêng rẽ.

Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Julia Klöckner, người đưa ra đề xuất đạo luật mang tính bước ngoặt này được biết tới là một trong số ngày càng có nhiều người không tán thành việc giết gà con bằng các cỗ máy xay hàng loạt.

Hồi năm 2019, Tòa án Hành chính Liên bang Đức đã ra một phán quyết gióng lên những lo ngại về phúc lợi động vật cần phải được ưu tiên hơn là những phép tính kinh tế khô khan của ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm.

Theo giới quan sát, mặc dù dự thảo luật kể trên đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với quyền động vật, nhưng nó vẫn chưa đi đủ xa. Nina Jackel, người sáng lập mạng lưới bảo vệ quyền động vật Lady Freethinker (LFT) cho biết: “Những cỗ máy xay nghiền gà con mới nở, ép chúng chết nhanh là một hành vi vô lương tâm không có chỗ đứng trong một thế giới văn minh. Tôi rất biết ơn quyết định quan trọng của chính quyền Đức và hy vọng sẽ sớm thấy nước Mỹ làm theo”.

Một chú gà con xinh xắn mới nở. Ảnh: Pixabay

Một chú gà con xinh xắn mới nở. Ảnh: Pixabay

“Nếu bạn còn chần chừ thì hãy ký vào bản kiến ​​nghị của LFT để hối thúc Bộ Nông nghiệp Mỹ đề xuất ngay một lệnh cấm tương tự trên toàn quốc và bắt kịp sự phát triển của công nghệ phân biệt giới tính in-ovo, như là một giải pháp thay thế nhân đạo hơn để tránh giết chóc.

Trước đó, Thụy Sĩ đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm "băm nhỏ gà con", theo một quy trình mà những con gà con tính trống mới nở bị đưa ngay vào các cỗ máy xay cơ học. Tuy nhiên quốc gia châu Âu này vẫn cho phép tiêu hủy gà con tính trống mới nở hàng loạt, bằng cách gây ngạt những con vật bằng khí carbon dioxide.

Theo các chuyên gia chăn nuôi gia cầm Mỹ, trong ngành công nghiệp sản xuất trứng, những con gà con đực một ngày tuổi vẫn thường bị ném ngay vào hệ thống máy xay nghiền hoặc gây ngạt khí hay bị cho điện giật chết một cách đau đớn. Nguyên do chỉ vì chúng không thể đẻ trứng và nuôi cũng không có lãi nhanh.

Những hành động tiêu hủy gà con khủng khiếp này đã khiến nhiều tầng lớp dân cư và cộng đồng chăn nuôi ở Mỹ cũng muốn phải chấm dứt từ vài năm qua nhưng hiện vấn đề này vẫn còn để ngỏ. Rõ ràng rằng việc chấm dứt những cái chết kinh hoàng của hàng tỷ con gà con không thể phó mặc cho những doanh nghiệp vốn vẫn đặt lợi nhuận lên trên phúc lợi động vật nên một hành động của chính phủ là cần thiết.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.