Bởi, hiện nay hầu hết các bậc phụ huynh lo ngại trước thông tin con mắc ung thư dương vật do hẹp bao quy đầu nên có những trẻ mới 5 tháng tuổi cũng được bố mẹ đưa đi “tiểu phẫu”.
Tuy nhiên, do thực hiện ở các phòng khám không đảm bảo kỹ thuật nên nhiều trẻ gặp biến chứng. Điển hình như vụ việc ở Hưng Yên vừa qua. Vậy, khi nào nên cắt bao quy đầu?
Theo BS Lê Anh Dũng, Trưởng khoa Tiết niệu - Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ nên cắt bao quy đầu khi bao quy đầu bị hẹp, điều trị bảo tồn mà không có kết quả (da bao quy đầu hẹp và dài, kể cả nong vẫn hẹp, dương vật bị viêm tái phát nhiều lần, da bao quy đầu bị xơ hóa), còn nếu điều trị bảo tồn mà da bao quy đầu vẫn giãn, lộn ra được thì không nên cắt.
“Không nên cắt bao quy đầu khi dương vật của trẻ phát triển bình thường, vì sau khi cắt bao quy đầu, việc chăm sóc vất vả hơn, nếu chăm sóc không đúng cách dễ bị viêm nhiễm tại chỗ, có thể biến chứng. Ngoài ra, việc cắt bao quy đầu có thể xảy ra rủi ro như cắt cả niệu đạo, cắt vào dương vật. Việc này dù hiếm nhưng đã từng xảy ra, thậm chí xảy ra tại một số nước phát triển”, BS. Dũng nói.