| Hotline: 0983.970.780

Đứng TOP 5 thế giới, dư địa phát triển dâu tằm Việt Nam vẫn rất lớn

Thứ Sáu 06/03/2020 , 17:04 (GMT+7)

Việt Nam là một trong 5 quốc gia sản xuất dâu tằm lớn nhất thế giới với giá trị xuất khẩu đạt 60 triệu USD. Tuy nhiên, nghề đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại Hội nghị phát triển chăn nuôi tằm bền vững. Ảnh: Minh Hậu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại Hội nghị phát triển chăn nuôi tằm bền vững. Ảnh: Minh Hậu.

Sáng 6/3, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị phát triển chăn nuôi tằm bền vững. Hội nghị diễn ra tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) với sự tham gia của nhiều cơ quan.

Theo Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), nghề trồng dâu nuôi tằm đã hình thành từ lâu và trở thành nghề truyền thống ở Việt Nam. Đến nay, ngành này đã phát triển mạnh và có sản lượng lớn, thuộc vào TOP 5 quốc gia sản xuất tằm tơ lớn nhất thế giới.

Hiện nay, nước ta có khoảng 32 tỉnh thành có nghề trồng dâu nuôi tằm  với tổng diện tích ở vào khoảng 10,5 nghìn ha và trong số này, vùng Tây Nguyên chiếm đến 73%. Năng suất dâu đạt khoảng 35-40 tấn lá/ha. Sản lượng kén cả nước vào năm 2018 đạt gần 8,3 nghìn tấn và năm 2019 đạt gần 9,2 nghìn tấn.

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan ban ngành đều thống nhất rằng, ngành tơ tằm Việt Nam có lợi thế phát triển và được liệt kê vào nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao.

Công tác nghiên cứu giống trong nước chỉ đáp ứng 10% nhu cầu sản xuất. Ảnh: Minh Hậu.

Công tác nghiên cứu giống trong nước chỉ đáp ứng 10% nhu cầu sản xuất. Ảnh: Minh Hậu.

Tuy nhiên, việc sản xuất vẫn chưa có được sự chủ động, bền vững do nguồn giống còn phụ thuộc vào Trung Quốc. Các vấn đề khác như liên kết chuỗi, kiểm soát dịch bệnh, quản lý nhà nước vẫn còn hạn chế.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, việc nghiên cứu, sản xuất giống tằm lưỡng hệ trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được 10% giống phục vụ chăn nuôi. Còn lại 90% phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch. Do vậy, chất lượng giống không được kiểm tra và dịch bệnh không được kiểm soát dẫn tới rủi ro cao cho người sản xuất.

Cũng theo ông Trọng, hiện nay, có một số nghiên cứu lai tạo giống lưỡng hệ kén trắng ở Việt Nam nhưng độ ổn định của giống chưa cao, chất lượng lên tơ còn thấp. Các giống đa hệ của nước ta cũng cho chất lượng tơ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan, ban ngành cho rằng ngành tơ tằm còn nhiều hạn chế. Ảnh: Minh Hậu.

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan, ban ngành cho rằng ngành tơ tằm còn nhiều hạn chế. Ảnh: Minh Hậu.

“Để phát triển bền vững, chúng ta cần tập trung nghiên cứu để lai tạo giống cao sản, thế hệ mới nhằm đáp ứng nguồn cung trong nước. Đồng thời khuyến khích kết hợp nghiên cứu giống với nhập khẩu chính ngạch và tăng cường công tác giám sát chất lượng, kiểm soát dịch bệnh”, ông Nguyễn Văn Trọng nêu ý kiến.

Ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, ngoài vấn đề nghiên cứu để chủ động giống tằm, việc phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất, thực hiện công nghệ chế biến, phát triển thị trường rất cần thiết.

“Dự báo nhu cầu về tơ tằm sẽ tăng cao trong thời gian tới. Đặc biệt các quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản sẽ tiêu thụ mạnh. Đây là cơ hội để chúng ta hướng đến”, ông Phạm S cho hay.

Nghê trồng dâu nuôi tằm mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều gia đình ở Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Nghê trồng dâu nuôi tằm mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều gia đình ở Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Theo ông Phạm S, hiện nay, Lâm Đồng là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Những năm qua, ngoài việc phát triển ngành hàng đơn thuần, tỉnh cũng hướng ngành tơ tằm đến các hoạt động văn hóa để thúc đẩy sự phát triển.

Ông thổ lộ: “Tơ tằm là một nét văn hóa của người Việt Nam và chúng tôi đã có sự kết hợp để phát triển. Những năm gần đây, tỉnh đã đưa lụa tơ tằm vào các dịp Festival Hoa Đà Lạt để quảng bá”.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngành tơ tằm đang có được sự phát triển và đã đạt giá trị xuất khẩu trên 60 triệu USD. Bộ và các cơ quan chức năng sẽ thực hiện các giải pháp về giống để chủ động sản xuất lẫn nâng cao giá trị.

Ngoài ra, cũng cần có sự tổ chức một cách khoa học trong quản lý nhà nước và thúc đẩy xúc tiến thị trường, đầu tư nhân lực và cơ sở hạ tầng.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm