| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT đề nghị tạo điều kiện thuận lợi để nhập khẩu giống tằm

Thứ Tư 04/03/2020 , 08:48 (GMT+7)

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, người nuôi tằm tại các tỉnh Tây Nguyên không thể nhập giống tằm lưỡng hệ kén trắng phục vụ cho sản xuất nên gặp nhiều khó khăn.

Người nuôi tằm tại các tỉnh Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19. (Ảnh minh họa)

Người nuôi tằm tại các tỉnh Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19. (Ảnh minh họa)

Mới đây, Bộ NN-PTNT có Công văn số 1318/BNN-TY gửi các Bộ Tài chính, Công thương, Công an, Giao thông vận tải; Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; UBND các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lâm Đồng về việc hỗ trợ, tạo điều kiện sản xuất tằm tơ.

Theo Bộ NN-PTNT, cơ cấu giống tằm có hai loại chính: Giống lưỡng hệ kén trắng cho chất lượng tơ cao và giống đa hệ kén vàng cho chất lượng tơ thấp hơn, chủ yếu phát triển ở các tỉnh phía Bắc. Trong những năm qua, Việt Nam đã hoàn toàn chủ động được giống tằm đa hệ kén vàng.

Tại Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu nuôi giống tằm lưỡng hệ kén trắng, nhưng trong nước chỉ cung ứng được khoảng 10% nhu cầu giống; còn khoảng 90% nhập khẩu từ Trung Quốc (trong đó, tỉnh Quảng Tây có giống tằm lưỡng hệ năng suất cao, rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam) qua hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.

Trong những năm qua, tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nghề tằm tơ đã có những bước phát triển tốt. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng là địa phương đứng đầu cả nước về sản lượng sản phẩm dâu tằm tơ, chiếm 80% cả nước với trên 8.500 ha dâu hiện nay đã vào chính vụ và khoảng 15.000 hộ trồng dâu nuôi tằm, trong đó có gần 200 cơ sở nuôi tằm con tập trung.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 xảy ra, người nuôi tằm không thể nhập giống tằm lưỡng hệ kén trắng phục vụ cho sản xuất, nên gặp nhiều khó khăn và bị thiệt hại lớn về kinh tế trong đầu tư cho trồng dâu.

Để tháo gỡ khó khăn trong việc cung cấp nguồn giống tằm, Bộ NN-PTNT đề nghị các Bộ, ngành, Thường trực Ban Chỉ đạo 398 quốc gia, UBND các tỉnh xem xét tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập giống tằm để phục vụ kịp thời phát triển ngành dâu tằm tơ Việt Nam.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Bàn giải pháp canh tác sầu riêng đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc

TÂY NINH Không chỉ khâu canh tác mà toàn bộ quá trình trước, trong và sau thu hoạch cũng phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Khó khăn trong quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi

QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất