| Hotline: 0983.970.780

Thu trăm triệu đồng từ nghề trồng dâu nuôi tằm

Thứ Hai 10/02/2020 , 09:46 (GMT+7)

Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, nhiều gia đình ở Lâm Đồng có được nguồn thu nhập ổn định, trở nên giàu có.

Xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) là địa phương mới phát triển nghề dâu tằm. Hơn chục năm trước, nông dân nhiều thôn của xã sống chủ yếu vào cây cà phê và từng rơi vào khó khăn khi giá nông sản này xuống thấp. 

Xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) là địa phương mới phát triển nghề dâu tằm. Hơn chục năm trước, nông dân nhiều thôn của xã sống chủ yếu vào cây cà phê và từng rơi vào khó khăn khi giá nông sản này xuống thấp. 

Chị Klong K'Bình người đồng bào K'ho Cil cho biết, vào khoảng năm 2015 gia đình quyết định chuyển đổi gần 1 sào cà phê kém chất lượng qua trồng dâu để nuôi tằm. 

Chị Klong K'Bình người đồng bào K'ho Cil cho biết, vào khoảng năm 2015 gia đình quyết định chuyển đổi gần 1 sào cà phê kém chất lượng qua trồng dâu để nuôi tằm. 

"Hồi đó ở thôn ít người làm nên việc trao đổi kinh nghiệm rất khó khăn. May mắn là mọi việc thuận lợi, tằm phát triển tốt, kén bán được với giá cao nên gia đình cải thiện được nguồn thu nhập", chị Klong K'Bình thổ lộ. 

Đến khoảng năm 2017, nhiều hộ đồng bào dân tộc K'ho Cil cũng học hỏi, làm theo mô hình của chị K'Bình để phát triển kinh tế. 

Đến khoảng năm 2017, nhiều hộ đồng bào dân tộc K'ho Cil cũng học hỏi, làm theo mô hình của chị K'Bình để phát triển kinh tế. 

Theo nông dân, họ nhập tằm con từ các đại lý giống và cũng bán kén cho những nơi này.

Theo nông dân, họ nhập tằm con từ các đại lý giống và cũng bán kén cho những nơi này. "Từ khi bắt đầu nuôi đến thu hoạch kén là 15-17 ngày. Vậy nên chúng tôi nhanh có được thu nhập để trang trải cuộc sống", chị K'Bình thổ lộ. 

Theo bà Nguyễn Thị Xuân, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Mê Linh, nghề trồng dâu nuôi tằm đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Nhiều gia đình có nguồn thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Mê Linh, nghề trồng dâu nuôi tằm đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Nhiều gia đình có nguồn thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Krajan Ha Si cho hay, khi thấy nhiều hộ dân trong xã ổn định kinh tế nhờ dâu tằm nên ông cũng bắt tay vào làm thử. Gia đình trồng 1.000m2 dâu và nhập 1 hộp tằm về nuôi. Trước Tết Nguyên đán, gia đình thu hoạch mẻ tằm đầu tiên và có ngay lợi nhuận trên chục triệu đồng. 

Ông Krajan Ha Si cho hay, khi thấy nhiều hộ dân trong xã ổn định kinh tế nhờ dâu tằm nên ông cũng bắt tay vào làm thử. Gia đình trồng 1.000m2 dâu và nhập 1 hộp tằm về nuôi. Trước Tết Nguyên đán, gia đình thu hoạch mẻ tằm đầu tiên và có ngay lợi nhuận trên chục triệu đồng. 

Ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Mê Linh cho biết, hiện nay, địa phương có khoảng 83ha dâu tằm. Nghề này giúp nhiều hộ dân làm giàu nên thời gian tới, chính quyền sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, giống lẫn vốn. 

Ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Mê Linh cho biết, hiện nay, địa phương có khoảng 83ha dâu tằm. Nghề này giúp nhiều hộ dân làm giàu nên thời gian tới, chính quyền sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, giống lẫn vốn. 

Hiện nay, nhiều gia đình ở xã Mê Linh đã cải tạo lại vườn, khai hoang nhiều vị trí để mở rộng diện tích dâu phục vụ nghề nuôi tằm. 

Hiện nay, nhiều gia đình ở xã Mê Linh đã cải tạo lại vườn, khai hoang nhiều vị trí để mở rộng diện tích dâu phục vụ nghề nuôi tằm. 

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh có khoảng 6.800ha dâu tằm và dự kiến tăng lên 10.000ha vào năm 2023.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh có khoảng 6.800ha dâu tằm và dự kiến tăng lên 10.000ha vào năm 2023.

Ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng cho hay, với mức giá 150.000 đồng/kg kén như hiện nay, nông dân có thể đạt lợi nhuận lên đến 110 triệu đồng/năm/sào dâu.

Ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng cho hay, với mức giá 150.000 đồng/kg kén như hiện nay, nông dân có thể đạt lợi nhuận lên đến 110 triệu đồng/năm/sào dâu.

Xem thêm
Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây

Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển. Cả nước có 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng. Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây. Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gừng, nghệ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ các lớp tập huấn, đào tạo nghề

Quảng Ngãi Sau khi tham dự các lớp tập huấn, người dân đã áp dụng các kiến thức, kỹ thuật vào chăn nuôi giúp đem lại hiệu quả cao hơn so với cách sản xuất truyền thống.