| Hotline: 0983.970.780

Dùng vốn dự phòng phát triển đất lúa khắc phục sự cố sạt lở

Chủ Nhật 23/04/2023 , 11:02 (GMT+7)

An Giang An Giang dùng các nguồn vốn dự phòng và nguồn vốn hợp pháp gia cố, khắc phục sạt lở 34 công trình với chiều dài gần 16.000m, tổng kinh phí hơn 67 tỷ đồng.

Thời gian gần đây tỉnh An Giang bị sạt lở bờ sông, kênh, rạch ngày càng gia tăng về quy mô, tầng suất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thời gian gần đây tỉnh An Giang bị sạt lở bờ sông, kênh, rạch ngày càng gia tăng về quy mô, tầng suất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

49 điểm sạt lở bờ sông, kênh, rạch

Mới đây Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.

Tại điểm cầu tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã chia sẻ nhiều vấn đề cấp thiết, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong bối cảnh thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT An Giang, trong năm 2022 toàn tỉnh bị thiệt hại do mưa, dông, lốc ước khoảng 8,2 tỷ đồng. Trong đó, 4 người chết và 2 người bị thương do sét đánh. Thiệt hại về nhà 498 căn (18 căn sập hoàn toàn, 480 căn tốc mái xiêu vẹo). Ngoài ra, mưa dông làm tốc mái nhà kho, công trình năng lượng mặt trời, nhà màng, đứt dây diện, gãy đổ một số trụ điện,...

Về thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, mưa, dông làm đổ, ngã lúa, hoa - màu và cây ăn trái tổng diện tích 166ha. Sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh, rạch… xảy ra tại 49 điểm với chiều dài sạt lở 2.130m, ảnh hưởng đến 33 căn nhà. Ước thiệt hại về đất khoảng 1,8 tỷ đồng.

Ảnh hưởng mưa, kết hợp với nước lũ đã khiến 28 tuyến đê bao bị sụt lún, sạt lở, với tổng chiều dài 1.892 m. Trong đó, thị xã Tân Châu 9 đoạn, huyện Châu Phú 12 đoạn, huyện Châu Thành 2 đoạn và huyện Tri Tôn 4 đoạn.

Trước tình hình trên, UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo ngành chuyên môn huyện phối hợp với địa phương gia cố tạm đê bao bị sạt lở, sụt lún để bảo vệ sản xuất nên không gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Hỗ trợ 1,8 tỷ đồng từ Quỹ phòng chống thiên tai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết, thời gian gần đây An Giang bị sạt lở bờ sông, kênh, rạch ngày càng gia tăng về quy mô, tần suất. Thời gian qua, An Giang tăng cường công tác phòng ngừa, cảnh báo sạt lở, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” ứng phó, khắc phục hậu quả sạt lở…

Ngoài ra, UBND tỉnh An Giang còn hỗ trợ kinh phí khắc phục, gia cố sạt lở trên địa bàn tỉnh từ nguồn vốn dự phòng hỗ trợ phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, nguồn dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện gia cố, khắc phục sạt lở 34 công trình với chiều dài gần 16.000m, tổng kinh phí hơn 67 tỷ đồng.

Trong năm 2022 An Giang bị thiệt hại do lũ vỡ đê bao, kết hợp với nước lũ đã làm ảnh hưởng 28 tuyến đê bao bị sụp lún, sạt lở, với tổng chiều dài 1.892m. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong năm 2022 An Giang bị thiệt hại do lũ vỡ đê bao, kết hợp với nước lũ đã làm ảnh hưởng 28 tuyến đê bao bị sụp lún, sạt lở, với tổng chiều dài 1.892m. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó UBND tỉnh An Giang còn hỗ trợ các địa phương từ Quỹ phòng chống thiên tai gần 1,8 tỷ đồng để khắc phục sạt lở; di dời 13 hộ dân ảnh hưởng sạt lở; sửa chữa khắc phục 111 nhà ở do ảnh hưởng mưa, dông; nạo vét mương thoát nước chống úng với chiều dài 1.100 m.

Theo ông Thư, để ứng phó với thiên tai trong thời gian tới, An Giang triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật và xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tiếp tục rà soát bổ sung bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đáp ứng thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai. Chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai.

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, thời gian qua, mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, lực lượng vũ trang đã khắc phục khó khăn. Đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 đạt những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm