| Hotline: 0983.970.780

Lâm trường, Cty lâm nghiệp ở Yên Bái sống dở chết dở!

Đười ươi giữ ống

Thứ Ba 19/05/2015 , 09:44 (GMT+7)

Các Cty lâm nghiệp và lâm trường ở Yên Bái được giao hàng ngàn ha đất rừng, nhưng thực chất họ chỉ quản lý được 1/3./ Chết không chôn được

Số diện tích còn lại giao cho công nhân và người dân, hoặc bị người dân xâm lấn.

Muốn đòi lại cũng không được, bởi thế hàng ngàn ha đất rừng chủ quản lý một người, sử dụng lại là người khác. Các Cty lâm nghiệp và lâm trường giống như chuyện “đười ươi giữ ống”. Tình trạng này kéo dài không biết đến bao giờ...

Tổng diện tích rừng và đất rừng tỉnh Yên Bái giao và cho thuê đối với 4 Cty lâm nghiệp và 3 lâm trường là 15.929,44 ha, sau khi giao cho Cty CP Cao su Yên Bái và Cty CP luyện kim khai khoáng Việt Đức hiện còn 14.336,14 ha. Như vậy, các Cty lâm nghiệp và lâm trường đang là những “đại điền chủ” lớn nhất tỉnh Yên Bái hiện nay.

Như chúng tôi đã phản ánh ở bài viết trước, thì các “đại điền chủ” rừng và đất rừng này đang ngắc ngoải sống dở chết dở.

Hai lâm trường Lục Yên và Văn Yên mấy năm nay không báo cáo nổi tài chính, thực chất đã chết từ lâu, nhưng do hồn ma chưa thoát xác, nên hai chữ "lâm trường" vẫn còn tồn tại vì cái xác chưa chôn được.

Lâm trường Văn Chấn cũng chẳng khá hơn, hiện đang sống thoi thóp nhờ số tiền quỹ chi trả môi trường rừng. Nhưng vẫn đang phải gánh trên vai món nợ 2,141 tỷ (lấy tròn số) thì chưa biết lấy gì để trả.

Trong khi đó hàng chục ngàn hộ dân đang thiếu đất SX, nảy sinh mâu thuẫn, khiến họ xâm lấn đất rừng của các lâm trường và các Cty lâm nghiệp đang quản lý.

Cty Lâm nghiệp Yên Bình được tỉnh Yên Bái cấp sổ đỏ 1.433,1 ha, trong đó có 41 ha đất giao, 1.397,4 ha đất thuê lâu dài ở 6 xã: Tân Nguyên, Bảo Ái, Cẩm Ân, Tân Hương, Đại Đồng và thị trấn Yên Bình. Nhưng thực chất Cty đang trồng và kinh doanh trên diện tích 558 ha, còn 874 ha người dân và công nhân đang canh tác.

Giải thích vì sao lại có chuyện trái khoáy này, ông Phạm Đăng Hân, GĐ Cty giải thích: Trước đây do thiếu vốn để trồng rừng, nguyêu liệu không tiêu thụ được, lãi suất tiền vay lại cao, có năm lãi suất 2,5%/tháng. Buộc lâm trường khi đó phải giao cho dân và công nhân lâm trường trồng rừng với thỏa thuận ăn chia theo tỷ lệ nhất định. Đến nay số diện tích đó đang nằm trong tay người dân rất khó đòi...

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Cty đã thực hiện việc thu quản lý phí đối với diện tích 874 ha thì vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân.

Họ lý luận rằng: Trước đây lâm trường không có tiền trồng rừng phải mời chúng tôi trồng để mà giữ đất. Dân tự bỏ vốn trồng, Cty có giúp chúng tôi gì đâu mà đòi ăn chia? Thế là xảy ra kiện cáo, đơn từ gửi đi khắp nơi, Cty đành thôi cho xong chuyện. Hình thức quản lý rừng này là chuyện “đười ươi giữ ống”, Cty không hề thu được lợi ích gì từ diện tích rừng này.

Trong số diện tích 558 ha mà Cty đang quản lý trong đó khoảng 300 ha Cty khoán theo các hình thức: Khoán trắng cho công nhân, khi khai thác công nhân nộp lại cho Cty phần trăm theo quy định: Tiền quản lý, tiền lập hồ sơ trồng và khai thác.

Hình thức thứ hai: Cty và công nhân cùng góp vốn đầu tư, khi rừng đến tuổi khai thác lợi nhuận chia đôi. Còn 258 ha Cty tự bỏ vốn trồng, thuê người bảo vệ. Trong số đó có khoảng 100 ha thì giao giá trị rừng hiện có nếu ai có tiền trả cho Cty một lần, đến khi khai thác họ toàn quyền bán, lỗ lãi họ chịu. Hình thức giao giá trị rừng này không khác gì chuyện bán rừng non để có tiền trang trải nợ nần.

Với các hình thức khoán rừng trên, có thể hiểu đây là một kiểu “phát canh thu tô” mới và bán rừng non mà Cty buộc phải làm vì không có vốn trồng rừng.

Cũng tương tự như Cty Lâm nghiệp Yên Bình, Cty Lâm nghiệp Việt Hưng được giao và cho thuê đất 2.201,75 ha. Ông Mai Văn Hoàng, GĐ Cty cho biết: Trong đó giao khoán theo Nghị định 135 khoảng 1.500 ha, số công nhân nhận giao khoán là 500 ha còn lại giao cho các hộ dân.

11-56-01_b1
Rừng trồng ở Cty Lâm nghiệp Việt Hưng

Mặc dù đây là đất Cty thuê, nhưng trước đó đã giao theo Nghị định 01, Cty muốn thu hồi số đất đó cũng không thu được, vì cuộc sống người dân đã gắn bó với rừng rồi. Các hộ đều có đơn nhận khoán, Cty chỉ thu không quá 5% theo Quyết định 178 của Bộ NN-PTNT. Còn lại hơn 700 ha Cty tự bỏ vốn trồng rừng, khoán cho công nhân từng công đoạn.

Điển hình cho việc “đười ươi giữ ống” là Lâm trường Lục Yên. Với diện tích thuê 1.521,5 ha đất rừng, lâm trường đã giao khoán cho 76 hộ gia đình công nhân và người dân trong khu vực.

Nhưng theo kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên - Môi trường Yên Bái số 1566/KL-STNMT ngày 5/8/2014 thì thấy việc giao khoán rừng của Lâm trường Lục Yên “tùm lum” hết chỗ nói.

Xin được nêu một vài ví dụ mà kết luận thanh tra đã nêu: Tại xã Trung Tâm, lâm trường giao khoán được 167,7 ha còn 35,5 ha chưa giao khoán được. Diện tích và ranh giới giao khoán cũng vênh nhau khá lớn.

Ví dụ, gia đình ông Ngô Văn Tuấn - thôn Vạn Thìu, Trần Văn Liên - thôn Sài Dưới, Trần Văn Phụng - thôn Ngòi Thìu, ranh giới đất giao khoán không đúng giữa bản đồ và thực tế. Tổng diện tích đất rừng lâm trường chưa giao khoán ở 7 xã là 777,6 ha.

Theo kết luận thanh tra thì toàn bộ diện tích đất lâm trường thuê để trồng rừng, lâm trường đều khoán lại cho người dân và công nhân trồng, toàn bộ 100% tiền vốn người dân tự bỏ ra, lâm trường thu chi phí quản lý là 30%. Kết luận thanh tra phải hạ một câu, gọi kiểu khoán này là: Hình thức phát canh thu tô.

Thực tế Lâm trường Lục Yên có thu được 30% giá trị rừng mà người dân khai thác khi mà bộ máy của lâm trường đã tê liệt từ mấy năm nay?

Cũng trong tình cảnh thê thảm như vậy, Lâm trường Văn Yên hiện còn 527 ha, thực tế lâm trường chỉ quản lý giao khoán cho công nhân và người dân hơn 200 ha, còn lại 300 ha thì bị xâm lấn và đất dốc, sỏi đá không trồng gì được.

Bộ máy của lâm trường hiện còn 16 người, ai kiếm được việc gì thì làm, cả GĐ và PGĐ đều đi làm thuê, khi thì nhận việc chỉ đạo trồng cao su, khi gieo quế bán cho dự án trồng rừng, mọi người phải tự bỏ tiền để đóng bảo hiểm. Mong ước lớn nhất của cán bộ và công nhân ở đây là lâm trường sớm được giải thể, để mọi người tự kiếm việc làm. Còn cứ như hiện nay thì tương lai vô cùng mù mịt.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm