| Hotline: 0983.970.780

Đường đang chạy sang Trung Quốc

Thứ Hai 18/07/2011 , 09:55 (GMT+7)

Theo ông Đoàn Xuân Hòa, trong niên vụ 2011-2012, dự kiến diện tích mía cả nước khoảng 282.000 ha (tăng 11.000 ha so với niên vụ 2010-2011), năng suất bình quân 60 tấn/ha, sản lượng dự kiến 16,9 triệu tấn. Về sản xuất đường, sẽ có 39 nhà máy tham gia với tổng công suất thiết kế là 127.200 tấn, sản lượng mía ép 14,7 triệu tấn, sản lượng đường là 1,4 triệu tấn.

Theo cam kết khi gia nhập WTO, trong năm 2012, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 78.000 tấn đường. Như vậy, lượng đường sản xuất và nhập khẩu theo cam kết trong niên vụ tới đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước năm 2012.

Còn từ nay đến cuối năm 2011? Theo Hiệp hội Mía đường, đến giữa tháng 6, lượng đường tồn kho tại các nhà máy là 347.000 tấn (chưa kể lượng đường đang tồn ở khâu thương mại). Bên cạnh đó, trong số 250.000 tấn đường được cấp phép nhập trong hạn ngạch thuế quan 2011, các DN đã ký hợp đồng, mở L/C nhập khẩu đến hết tháng 7/2011 là 123.250 tấn, số còn lại sẽ ngừng và dãn nhập khẩu đến tháng 8 tới. Như vậy, trên lý thuyết, với mức tiêu thụ bình quân 98.000 tấn/tháng của thị trường trong nước, những nguồn cung đường nói trên đủ đáp ứng cho nhu cầu từ nay đến cuối năm.

Tuy nhiên, theo Bộ NN-PTNT, trong mấy tháng qua đã có hiện tượng xuất khẩu đường sang Trung Quốc, với lượng đã xuất ước khoảng 100.000 tấn. Bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường Biên Hoà, cho rằng con số xuất khẩu thực tế còn cao hơn nhiều. Vừa rồi, khi lên cửa khẩu Móng Cái, qua quan sát thực tế, bà Sum nhận thấy mỗi ngày có khoảng 800-1.000 tấn đường đi qua cửa khẩu này để sang Trung Quốc. Còn ở các cửa khẩu khác, lượng đường xuất qua bên kia biên giới cũng vào khoảng 200-300 tấn/ngày.

 Theo bà Sum, năm nay Trung Quốc thiếu hụt tới trên 2 triệu tấn đường, nên giá đường bên nước họ lên cao bên ta. Trong khi đó, hồi tháng 5 vừa rồi, giá đường RS do các nhà máy bán ra chỉ khoảng 16.000-17.000 đ/kg. Do đó, nhiều thương nhân đã mua đường từ các nhà máy miền Trung rồi xuất qua biên giới với giá 18.000-19.500 đ/kg. Nhờ đó, giá đường trong nước được cải thiện trở lại.

Hiện tại, khi giá đường do các nhà máy bán ra đã lên mức 18.000 đ/kg, Trung Quốc gần như không mua đường do Việt Nam sản xuất nữa mà họ nhờ các thương nhân ở Hải Phòng mua đường Thái Lan, tạm nhập qua cảng Hải Phòng rồi tái xuất sang Trung Quốc qua các cửa khẩu ở biên giới phía Bắc, do đó tạm thời không còn ảnh hưởng đến nguồn cung đường ở Việt Nam.

Xem thêm
Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Trong nước tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024 ở trong nước đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng. Qua đó đưa giá hồ tiêu nội địa giao dịch lên quanh ngưỡng 99.000 - 100.000 đ/kg.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.