| Hotline: 0983.970.780

Duyên nợ với nông dân

Thứ Hai 13/10/2014 , 15:06 (GMT+7)

Yêu nông thôn, yêu ruộng đồng, có lẽ vì vậy mà chị Trương Thị Thủy Trường (Bích Thủy), Giám đốc Cty TNHH An Nông không nối nghiệp nghệ sĩ của cha mà “kết duyên” với ngoại thành để gắn bó cùng nông dân.

Mỗi lần đi dự hội nghị khách hàng, tôi thường được nghe những ca khúc mang đậm âm hưởng dân ca Nam bộ. Đặc biệt, những bài hát này do cố nhạc sĩ Bắc Sơn sáng tác và con gái ông - Trương Thị Thủy Trường (Bích Thủy), Giám đốc Cty TNHH An Nông thể hiện.

Trong tổng số hơn 500 ca khúc của cố nhạc sĩ Bắc Sơn sáng tác, tôi hay nghe nữ doanh nhân này hát hai bài quen thuộc: “Em đi trên cỏ non” và “Còn thương rau đắng mọc sau hè” một cách trữ tình, đầy cảm xúc và sâu lắng. Có lẽ đây là một trong số nhiều bài hát nổi tiếng của cha chị và được nhiều người thích.

Dịp vừa rồi, hội nghị khách hàng các đại lý của Cty An Nông tại TP.HCM, sau khi thể hiện xong ca khúc “Em đi trên cỏ non”, chị Bích Thủy còn nán lại sân khấu đôi phút tâm sự: Bây giờ rất nhiều gia đình ở nông thôn, con cái đi xa học hành thành đạt nhưng chẳng chịu trở về phục vụ quê hương, ruộng nương nơi mình sinh ra và lớn lên. Mình chỉ muốn gửi chút tâm tư trong đó, như lời bài hát của cha: “Quê hương em ở ngoại thành xóm nhà tranh, em đi qua mấy sông vượt mấy đèo, dẫu trèo lên đỉnh cao mấy núi cũng lặn lội về thăm”.

Yêu nông thôn, yêu ruộng đồng, có lẽ vì vậy mà nữ doanh nhân này không nối nghiệp nghệ sĩ của cha mà “kết duyên” với ngoại thành để gắn bó cùng nông dân.

Chị tâm sự: “Dấn thân vào lĩnh vực SXKD thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), mình có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con nông dân từ vùng ĐBSCL trù phú đến Tây Nguyên nắng gió. Đến đâu, hễ nhìn thấy nông dân sử dụng các sản phẩm của Cty thì không gì vui hơn. Vì vậy, mỗi lần đến gặp gỡ đại lý, bà con là một lần để nói lời tri ân”.

Không chỉ đối với bản thân mình, chị cũng đang “truyền lửa yêu ngoại thành” cho con gái cưng từng bước nối nghiệp mẹ. Tôi đã có lần nghe chị giới thiệu con gái của mình, với khách hàng tại một dịp hội nghị lớn để làm quen.

“Cty có được như ngày hôm nay, không thể quên những ngày đầu lập nghiệp vô cùng khó khăn, từ vốn liếng đến cơ sở vật chất và kinh nghiệm. Xuất thân từ một DNTN nhỏ, thành lập năm 1996, đóng ở tỉnh Bình Dương chỉ phân phối thuốc BVTV.

Cuối năm 2005, Cty rời về tỉnh Long An bắt đầu gây dựng đầu tư máy móc, trang thiết bị để SX thuốc BVTV và các chế phẩm gia dụng phục vụ nhu cầu thị trường”, chị nhớ lại.

“An Nông chung sức cùng nhà nông”. Đó là những chia sẻ đầy chân tình của chị qua câu khẩu hiệu thương mại đầy giản dị của Cty như là hành trang tiến về phía trước.

Tính đến nay, trải qua 18 năm hoạt động, kiên trì với phương châm: “Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả - Giá cả cạnh tranh – Phục vụ tận tình chu đáo”, Cty An Nông đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường trong và ngoài nước.

 Ban đầu từ vài người, đến nay đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Cty đã hơn 250 người, và được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hóa từ SX, phân phối, đến chăm sóc khách hàng.

Mỗi lần gặp, chị thường cho tôi biết những tin vui. Mới đây, trong số 476 DN đạt "Hàng Việt Nam chất lượng cao" do người tiêu dùng bình chọn năm 2014, chỉ có 14 DN thuộc nhóm phân bón - thuốc BVTV, trong đó có Cty An Nông.

Cũng trong năm nay, Cty còn vinh dự đạt được chứng nhận “Trusted Green – Tiêu chuẩn chất lượng xanh 2014” do Trung tâm Đánh giá chỉ số tín nhiệm châu Á - Thái Bình Dương chứng nhận. Chứng nhận này là thước đo chuẩn xác những hành động về môi trường thân thiện, tiết kiệm năng lượng, an toàn sức khỏe và hướng đến tiêu dùng bền vững…

Nói về định hướng trong thời gian tới, Giám đốc Cty An Nông chia sẻ: "An Nông đang có 4 nhà máy tại KCN Đức Hòa 1, tỉnh Long An và các Chi nhánh, Văn phòng giao dịch ở Hà Nội, TP.HCM, TP Cần Thơ. 1 nhà máy SX tại Campuchia.

Các nhà máy đều được lắp đặt dây chuyền SX hiện đại, đưa ra thị trường trên 200 loại thuốc BVTV và nhiều sản phẩm y tế cộng đồng. An Nông sẽ mở rộng hợp tác, mạnh dạn đầu tư phát triển các mặt hàng mới ít độc hại với người sử dụng và thân thiện môi trường".

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm