| Hotline: 0983.970.780

Ethiopia xây đập lớn sông Nile, đe doạ Ai Cập, Sudan

Thứ Hai 29/06/2020 , 06:10 (GMT+7)

Ethiopia thực hiện dự án đập lớn nhiều năm qua, gây ra mâu thuẫn với các nước hạ nguồn gồm Ai Cập và Sudan về an ninh nước.

Đập lớn Ethiopia giai đoạn sắp hoàn thành. Ảnh: AFP.

Đập lớn Ethiopia giai đoạn sắp hoàn thành. Ảnh: AFP.

Lãnh đạo ba quốc gia gốm Sudan, Ethiopia, Ai Cập cho biết, họ hy vọng Liên minh Châu Phi sẽ giúp làm trung gian để đạt được thoả thuận chung chấm dứt một thập niên tranh cãi về sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Khả năng thành công lớn nên có bên đã nghĩ tới thời hạn 2 - 3 tuần để có thoả thuận.

Theo kế hoạch, chỉ còn vài tuần nữa là đến giai đoạn tích nước. Qua nhiều năm đàm phán về cơ chế kiểm soát nguồn nước và tích - xả nước, ba nước vẫn không tìm được tiếng nói chung. Ai Cập là quốc gia hạ nguồn sốt sắng nhất, bởi giá trị sông Nile đối với họ vượt trên cả yếu tố kinh tế.

Bộ trưởng Nước Ethiopia Seleshi Bekele tiết lộ họ đã đạt được đồng thuận về khung thời gian đưa ra thoả thuận chung. Có được điều này là nhờ Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tổ chức cho một cuộc họp trực tuyến.

Tuy nhiên, thông tin mỗi bên đưa ra đều chưa đảm bảo thoả thuận là dễ dàng. Billene Seyoum - phát ngôn viên của Thủ tướng Ethiopia khẳng định nước mình chưa hề có việc thay đổi kế hoạch tích nước.

Trong khi đó, Tổng thống Ai Cập tuyên bố đã thuyết phục được Ethiopia không đơn phương xúc tiến việc tích nước.

Đập lớn Ethiopia được xây dựng ở điểm cuối sông Nile Xanh trước khi nó hoà vào dòng chảy sông Nile, cách bien giới với Sudan khoảng 15km. Đập thuỷ điện này có vón đầu tư 4 tỷ USD, công suất 6.450 MW.

Văn phòng Thủ tướng Ethiopia cho biết, quan điểm của nước này là có hợp tác và đồng ý rằng dự án đập lớn là "vấn đề của châu Phi và giải pháp cũng phải là của châu Phi". Giúp giải quyết vấn đề của ba nước hiện là Liên minh Châu Phi, phù hợp với quan điểm của Ethiopia.

Tuy nhiên, Ai Cập đã mời cả Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào cuộc. Hội đồng dự kiến họp vào thứ Hai, ngày 29/6.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm