| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp

Thứ Tư 24/06/2020 , 12:01 (GMT+7)

Các hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, nước lũ đã gây ngập lụt cục bộ  tại 24 tỉnh thành, đe dọa cả đập thủy điện Tam Hiệp khổng lồ.

Những cơn mưa xối xả tiếp tục đe dọa gây ngập lụt ở miền nam Trung Quốc. Ảnh: AP

Những cơn mưa xối xả tiếp tục đe dọa gây ngập lụt ở miền nam Trung Quốc. Ảnh: AP

Các chuyên gia khí tượng thủy văn Trung Quốc đã lên tiếng khuyến cáo cư dân ở vùng hạ lưu sông Dương Tử chuẩn bị sẵn sàng việc sơ tán, khi lượng mưa ở các tỉnh miền nam được cho là gây ra đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong vòng 80 năm.

Theo đó, mực nước ở thượng lưu đập Tam Hiệp được ghi nhận ​​mức lũ lên cao nhất kể từ năm 1940 và báo động đỏ về lũ lụt ở vùng trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử. Nhà thủy văn học nổi tiếng Trung Quốc Wang Weiluo thâậm  chí  đã đặt dấu hỏi về sự an toàn của đập Tam Hiệp, đồng thời cảnh báo nó có thể nứt vỡ bất cứ lúc nào.

Mùa mưa lũ ở miền nam Trung Quốc năm nay bắt đầu từ tháng 6 đến nay, đã làm hơn 7.300 ngôi nhà bị ảnh hưởng và  đảo lộn cuộc sống của gần 8 triệu người. Thiệt hại kinh tế theo ước tính của giới chức các địa phương, đến ngày 22/6 là 20,6 tỷ nhân dân tệ, tương đương 2,9 tỷ USD.

Các tỉnh Quý Châu, Trùng Khánh, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải và Quảng Tây đều đang hứng chịu đợt mưa lũ tồi tệ nhất. Ảnh: Weibo

Các tỉnh Quý Châu, Trùng Khánh, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải và Quảng Tây đều đang hứng chịu đợt mưa lũ tồi tệ nhất. Ảnh: Weibo

Các trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã làm dấy lên mối lo ngại trong dân chúng về nguy cơ vỡ đập dự án thủy điện lớn nhất thế giới. Theo các nguồn tin riêng, mặc dù chính phủ Trung Quốc cam kết đảm bảo con đập có cấu trúc tốt nhưng ông Wang tuyên bố, điều này là thiếu cơ sở và cấu trúc của nó không ổn định như nhiều người nghĩ.

Theo ông Wang, do việc thiết kế, xây dựng và đánh giá chất lượng đập Tam Hiệp đều được thực hiện bởi một nhóm người và dự án đã hoàn thành quá nhanh chính là điều lo lắng.

Vị chuyên gia này còn cho biết, ngay cả Thứ trưởng Bộ Tài nguyên nước Diệp Kiến Xuân cũng từng thừa nhận điều này tại cuộc họp báo hôm 10 tháng 6 rằng, mực nước tại ít nhất 148 con sông trong nước đã tăng lên trên ngưỡng cảnh báo là một chỉ dấu chứng tỏ đập Tam Hiệp cũng đã tới hạn ảnh hưởng về khả năng kiểm soát nước lũ.

Cách nay một năm cũng từng xuất hiện những hình ảnh cho thấy thân đập bị cong vênh, thậm chí là cả những vết nứt nghiêm trọng do bê tông không đạt tiêu chuẩn được phát hiện trong quá trình xây dựng. Ông Wang cho rằng, nếu xảy ra sự cố vỡ đập thì sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho người dân cư trú ở vùng hạ lưu sông Dương Tử và họ nên chuẩn bị sơ tán càng sớm càng tốt.

Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Pháp mới đây, vị chuyên gia thủy lợi Trung Quốc cũng chỉ trích chính phủ và truyền thông nhà nước từ chối thừa nhận mối nguy hiểm tiềm tàng tại hồ chứa này. Ông Wang cho hay, các tiếng nói khoa học bày tỏ sự thật đã bị giới chức hình sự hóa, dẫn đến một xã hội không có phản biện.

Theo báo cáo của tập đoàn CNTV, hiện mực nước bên trong đập Tam Hiệp vẫn đang tiếp tục tăng lên và cao hơn 2 mét so với mức ngăn lũ.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm