| Hotline: 0983.970.780

FAO chia sẻ kỹ thuật thúc đẩy phát triển bền vững tại châu Á

Thứ Ba 12/12/2023 , 18:35 (GMT+7)

Hậu Giang Tại Hội thảo Đối thoại chính sách Việt Nam - châu Phi, đại diện FAO chia sẻ các mô hình hợp tác Nam - Nam trong 20 năm qua.

Ông Aziz Arya, chuyên viên phụ trách hợp tác Nam - Nam và Ba bên, Văn phòng FAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Aziz Arya, chuyên viên phụ trách hợp tác Nam - Nam và Ba bên, Văn phòng FAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hợp tác Nam - Nam (SSC) là khái niệm quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển bền vững tại châu Á. Đây là nền tảng sự trao đổi cởi mở, mở rộng giải pháp phát triển, kiến thức, kinh nghiệm, chính sách, công nghệ và bí quyết giữa các quốc gia và tổ chức ở phía Nam bán cầu. Đối với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, SSC là sự bổ sung cho cơ chế hợp tác Bắc - Nam (giữa nước phát triển và đang phát triển).

Để triển khai SSC, cần xây dựng thể chế chuyên môn linh hoạt, điều chỉnh phù hợp với ưu tiên của các quốc gia. Việc hướng dẫn đồng bộ kỹ thuật từ cấp Trung ương đến địa phương đóng vai trò quan trọng cho hợp tác thành công. Chuyên gia FAO cho rằng, cán bộ khuyến nông, khi tới làm việc và trình diễn công nghệ trực tiếp, sẽ giúp các hộ nông dân giúp họ hiểu hơn các loại máy móc. Điều này giúp kéo gần khoảng cách về kỹ năng công nghệ, giúp nông dân bớt bỡ ngỡ, đảm bảo các ý tưởng tân tiến được áp dụng trên đồng ruộng.

Ông Aziz Arya (Chuyên viên phụ trách hợp tác Nam - Nam và Ba bên, Văn phòng FAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương) nói: “Việc xây dựng năng lực, thể chế là chìa khóa để các quốc gia hợp tác hiệu quả. Chúng tôi nỗ lực tổ chức các chuyến đi học hỏi, trao đổi, đào tạo tại địa phương nơi triển khai dự án. Chỉ khi đi thực địa mới có thể điều chỉnh, nhân rộng, hệ thống hóa các mô hình dựa trên hợp tác liên khu vực”.

Cán bộ khuyến nông giúp các hộ nông dân giúp họ hiểu hơn các loại máy móc.

Cán bộ khuyến nông giúp các hộ nông dân giúp họ hiểu hơn các loại máy móc.

Không chỉ hỗ trợ địa phương phát triển nông nghiệp, hợp tác Nam - Nam cũng giải quyết các vấn đề về bệnh thực vật, bệnh động vật xuyên biên giới, an toàn thực phẩm, thương mại và nghiên cứu.

Đối với công tác đào tạo nhân lực nông nghiệp, việc trao đổi trong mạng lưới các viện, trường sẽ lan tỏa kiến thức tổng quát, đưa ra các chuyên đề khoa học mới mẻ.

FAO đã có những kinh nghiệm đáng kể trong việc thực hiện SSC. Trong hơn 20 năm, FAO đã phối hợp với hơn 20 quốc gia, cử 3.000 chuyên gia đến hơn 60 quốc gia trao đổi kỹ thuật. Hơn nửa số chuyên gia đó đến từ Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu đã giới thiệu hàng trăm giống cây trồng mới, trình diễn hàng trăm công nghệ mới, góp phần quan trọng vào phát triển bền vững tại châu Á.

Hơn nửa chuyên gia trong mạng lưới FAO là nhà khoa học Trung Quốc.

Hơn nửa chuyên gia trong mạng lưới FAO là nhà khoa học Trung Quốc.

Hợp tác giữa Nigeria và Trung Quốc dưới mô hình SSC của FAO tập trung vào canh tác lúa - cá nhằm cải thiện thu nhập cho hộ gia đình nhỏ. Những năm qua, SSC tại Nigeria đã triển khai 35 mô hình trình diễn lúa - cá ở 8 tỉnh, mở rộng sản xuất lúa - cá trên 10.000ha, tăng gần gấp đôi sản lượng lúa, cá rô phi ở một số địa phương.

Cũng tại châu Á, hợp tác giữa Nhật Bản và FAO trong khuôn khổ SSC đã tăng cường năng lực nông thôn thông qua 15 khóa đào tạo, với sự tham gia của 52 chuyên gia từ 7 nước ASEAN (Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam). 

Ngoài ra, việc thể chế hóa kinh nghiệm giáo dục nông nghiệp đã được triển khai thành công ở 13 quốc gia Mỹ Latinh và 5 quốc gia ở châu Phi. Mô hình này đã mang lại hiệu quả hợp tác Ba bên, cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng, tiếp cận thị trường cho hộ gia đình và tạo ra cơ hội học hỏi.

Tại Nam Mỹ, mô hình hợp tác giữa FAO và Brazil tập trung cung cấp giải pháp phát triển trong lĩnh vực giáo dục nông nghiệp giúp chuyển đổi hệ thống thực phẩm. Những mô hình đào tạo đầu bếp, hợp tác với trang trại gia đình để cung cấp thực phẩm an toàn cho các trường học, giáo dục nông nghiệp ở vườn trường… không chỉ giúp nông hộ nhỏ gia tăng sản xuất, mà còn tạo không gian cho người trẻ tiếp cận nông nghiệp.

Các chuyên gia quốc tế tham dự Hội thảo Đối thoại chính sách Việt Nam - châu Phi.

Các chuyên gia quốc tế tham dự Hội thảo Đối thoại chính sách Việt Nam - châu Phi.

Chuyên viên FAO cũng đề cao trách nhiệm của Việt Nam. Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật thông qua chuyên gia và kỹ thuật viên dài hạn cho 12 nước châu Phi. Nhiều ví dụ thành công đã được ghi nhận ở Senegal, Chad và Namibia. Kết quả rõ ràng khi sản lượng lúa ở Senegal đã tăng lên đến 10 tấn/ha, đó là thành tựu quan trọng được thúc đẩy bởi mô hình hợp tác Nam - Nam.

Ông Aziz Arya kêu gọi các đại diện quốc tế tại Hội thảo Đối thoại chính sách Việt Nam - Châu Phi tiếp tục hợp tác với FAO. Với kinh nghiệm hơn 70 năm trong hợp tác quốc tế, FAO đảm bảo giám sát kỹ thuật để các miền quê đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Uy tín với ngân hàng phát triển đa phương cùng mạng lưới đối tác nghiên cứu khoa học toàn cầu giúp FAO xác định những nguồn lực cần thiết cho các quốc gia đang phát triển.

“FAO đóng vai trò là một đối tác trung thực và trung gian, đảm bảo tất cả các bên tuân thủ vai trò và trách nhiệm đã thỏa thuận. Chúng tôi đưa kinh nghiệm quốc tế, các câu chuyện lịch sử, truyền thống phát triển lâu dài đến khắp nơi trên thế giới”, chuyên viên FAO nhấn mạnh.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam

Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ 'Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại', thể hiện niềm kính yêu và biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Số hóa thị trường nông sản thông qua phần mềm AgriDataGo

AgriDatatGo là phần mềm giúp bà con nhanh chóng tiếp cận với thị trường mà sản phẩm hướng tới, cũng như cách thức để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đó.

7 địa phương thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ trọn thứ Bảy

Phú Thọ, Lai Châu, Lào Cai, Hà Nội, TP Hà Tĩnh, TP Nha Trang, TP Vinh thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ trọn thứ Bảy, Chủ nhật.