Rủi ro tăng ung thư BIA-ALCL năm 2017 tăng tới 15% |
Theo nghiên cứu của Cao đẳng Y khoa Pennsylvania (PCM), hầu hết các trường hợp được báo cáo là cấy ghép vú. Đây là thủ thuật khá phổ biến từ những năm 90 ở thế kỷ trước, thông qua vật liệu độn hay còn gọi là túi ngực nhám (textured implant) chứ không phải vật liệu mịn. Chính kết cấu túi ngực nhám là thủ phạm làm viêm nhiễm các mô xung quanh dẫn đến ung thư.
Theo FDA, trung bình mỗi năm tại Mỹ có khoảng 450.000 phụ nữ được cấy ghép nâng ngực. Tỷ lệ rủi ro phát triển ung thư liên quan đến cấy ghép là 1/30.000 đến 1/4.000 ca. Năm 2017, nâng ngực làm gia tăng tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ tới 15%...
Theo nghiên cứu của PCM, việc nâng ngực sẽ tạo ra bóng tối trên phim chụp X-quang, điều này có thể gây cản trở đọc phim, phát hiện các khối u vú. Kết quả, phát hiện sớm những khối u rất dễ bị bỏ sót, giảm cơ hội sống sót cho người bệnh. Nếu phát hiện sớm, u lymphoma có thể được chữa khỏi bằng cách loại bỏ vật liệu độn và mô sẹo quanh cấy ghép. Trường hợp nặng hơn, có thể phải hóa trị và xạ trị.
Stephanie Caccomo, phát ngôn viên của FDA cho hay, cơ quan này hiện đang theo dõi chặt chẽ căn bệnh nói trên. Triệu chứng chính của bệnh là sưng quanh vùng cấy ghép, đôi khi xảy ra sau 2- 28 năm sau khi phẫu thuật cấy ghép.
Năm 2015, tại Pháp người ta cũng đã tìm thấy rủi ro gây ung thư BIA-ALCL và được Viện ung thư quốc gia Pháp khẳng định có mối liên quan giữa cấy ghép nâng ngực với rủi ro gia tăng ung thư vú .Trước đó, vào năm 2011, tại Pháp còn phát hiện thấy hãng sản xuất vật liệu nâng ngực hàng đầu của nước này, Poly Implant Prothese (PIP) đã sản xuất vật liệu độn có chứa silicone cấp công nghiệp.
Nâng ngực mang lại vẻ đẹp nhưng cũng rủi ro nhiều tiềm ẩn, trong đó có ung thư BIA-ALCL |