| Hotline: 0983.970.780

Gà chọi 1 tháng tuổi đi phân trắng, sốt, ủ rũ, khô chân

Thứ Tư 11/01/2017 , 09:12 (GMT+7)

Gà của có thể mắc một trong 2 bệnh sau: Bệnh Niu-cat-xơn. Hiện không có thuốc đặc hiệu điều trị được bệnh Niu-cat-xơn. Khi gà mắc bệnh, có thể tiêm vacxin cho cả đàn gà.

Hỏi: Gà chọi 1 tháng tuổi đi phân trắng, sốt, ủ rũ, khô chân. Xin hỏi gà mắc bệnh gì và biện pháp khắc phục?

Trả lời: Gà của có thể mắc một trong 2 bệnh sau: Bệnh Niu-cat-xơn. Hiện không có thuốc đặc hiệu điều trị được bệnh Niu-cat-xơn. Khi gà mắc bệnh, có thể tiêm vacxin cho cả đàn gà.

Dùng thuốc bồi dưỡng tăng cường sức đề kháng như vitamin tổng hợp, chất điện giải...

Phòng bệnh: Sử dụng vacxin phòng bệnh cho gà theo lịch như sau: Nhỏ vacxin Lasota lần 1 khi gà 5 - 7 ngày tuổi; lần 2 khi gà 18 - 20 ngày tuổi; tiêm vacxin Niu-cat-xơn lần 1 khi gà 38 - 40 ngày tuổi. Nếu nuôi gà sinh sản sẽ tiêm nhắc lại vacxin Niu-cat-xơn lần 2 khi gà 120 -130 ngày tuổi.

Bệnh do E.coli, salmonella: Điều trị bệnh có thể dùng một trong các thuốc sau (trộn thức ăn hoặc nước uống): Ampicol, Gentadox, Gentacostrim, Doxygen; hoặc tiêm Gentamicin, Lincospecto liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Kết hợp bổ sung vitamin, khi hết liệu trình kháng sinh, bổ sung men tiêu hoá để tăng vi sinh vật có lợi đường ruột, tăng khả năng tiêu hoá thức ăn; tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh sát trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi.

- Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng trong, ngoài chuồng nuôi theo định kỳ; Đảm bảo vệ sinh thức ăn và nước uống; Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung các vitamin.


Hỏi: Gà chọi 5 tháng bị khuỵu chân, không đi lại dược, đã dùng Antico, đường gluco và Teka nhưng không hiệu quả. Xin hỏi cách khắc phục?

Trả lời: Chưa đủ căn cứ để chẩn đoán bệnh chính xác. Trước hết, bổ sung vitamin; khoáng chất, bổ sung men tiêu hoá để tăng vi sinh vật có lợi đường ruột, tăng khả năng tiêu hoá thức ăn; tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh sát trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi.

Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng trong, ngoài chuồng nuôi theo định kỳ. Đảm bảo vệ sinh thức ăn và nước uống. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung các vitamin.


Hỏi: Xin cho biết những kỹ thuật tác động để có một vụ lúa xuân hiệu quả?

Trả lời: Để có được một vụ lúa xuân thắng lợi, bà con nông dân cần áp dụng đầy đủ hệ thống kỹ thuật liên hoàn trong thâm canh.

- Chọn giống lúa phù hợp: Nên ưu tiên sử dụng các giống lúa cải tiến (giống mới) cho năng suất cao, kháng bệnh tốt song phải thích nghi với khí hậu, đất đai trong vùng.

- Gieo cấy ở thời vụ thích hợp để đảm bảo cây lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi sẽ phát huy được tối đa các đặc tính của giống (tiềm năng).

- Tạo cây mạ khỏe, có sức sống cao: “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”, cây mạ được chăm sóc chu đáo sẽ có sức sống, sức chịu đựng tốt hơn sau cấy. Sinh trưởng phát triển cũng nhanh hơn. Đảm bảo cho năng suất sau này.

- Làm đất kỹ, bón phân đầy đủ và cân đối: Đây là công việc rất quan trọng đặc biệt trong vụ lúa xuân khi thời tiết đầu vụ không ưu tiên (rét). Đất làm kỹ, cày sâu, bón phân đầy đủ và kịp thời thì bộ rễ lúa mới phát triển rộng dài, hút đủ dinh dưỡng nuôi cây.

- Áp dụng tưới nước theo phương thức “nông - lộ - phơi” sẽ đảm bảo cho ruộng lúa đẻ nhánh khỏe, rễ lúa ăn sâu, thân lá cứng chắc, hạn chế sâu bệnh hại và không lãng phí nước tưới.

- Tạo cho ruộng lúa có cấu trúc quần thể hợp lý: Để có được điều này đòi hỏi nông dân phải bố trí mật độ, số dảnh, khóm phù hợp với từng giống, từng chân đất khác nhau sao cho phù hợp để đảm bảo ruộng lúa có số bông tối ưu, bông lúa, hạt lúa cũng đạt được theo yêu cầu vốn có của giống.

- Quản lý sâu bệnh hại theo hướng IPM: Thực hiện tốt công việc này sẽ giảm chi phí đầu tư cho vấn đề BVTV trên cây lúa. Đồng nghĩa rằng sẽ tăng lợi nhuận.

- Luân canh cây trồng hợp lý: Lúa cần được luân canh với cây trồng cạn để đảm bảo hạn chế sâu bệnh hại, giữ gìn độ phì nhiêu của đất, hạn chế được đầu tư phân bón...

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm

KHÁNH HÒA Lực lượng thú y sẽ tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm, nhất là cao điểm tết nhằm đảm bảo nguồn cung thịt sạch cho người dân.

Dưa chuột nếp Hà Trung giòn, thơm, ngọt mát

THANH HÓA Giống dưa chuột nếp Hà Trung trồng theo hướng VietGAP giòn, thơm, ngọt mát, nông dân đạt lợi nhuận cao hơn các ruộng sản xuất bên ngoài từ 18 - 20%.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.