| Hotline: 0983.970.780

Gam sáng ngành nông nghiệp Tây Ninh

Thứ Tư 20/09/2023 , 06:28 (GMT+7)

Giữa bộn bề khó khăn thì ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò là 'trụ đỡ' của nền kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2023.

Hội nghị quan trọng này là dịp để nhìn nhận, đánh giá toàn diện kết quả đạt được, nhận diện tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp tối ưu để thực hiện thắng lợi nghị quyết cả nhiệm kỳ đề ra. Ảnh: Trần Trung.

Hội nghị quan trọng này là dịp để nhìn nhận, đánh giá toàn diện kết quả đạt được, nhận diện tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp tối ưu để thực hiện thắng lợi nghị quyết cả nhiệm kỳ đề ra. Ảnh: Trần Trung.

Ngày 19/9, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Giai đoạn 2020-2023, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức như tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, sự suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng, đại dịch Covid-19 chưa có tiền lệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội.

Chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sầu riêng giữa doanh nghiệp với HTX sầu riêng Bàu Đồn. Ảnh: Trần Trung.

Chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sầu riêng giữa doanh nghiệp với HTX sầu riêng Bàu Đồn. Ảnh: Trần Trung.

Giữa bộn bề khó khăn, thì ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò là “trụ đỡ” của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, tạo sinh kế, việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh.

Các chỉ tiêu phát triển của ngành nông nghiệp được giao trong Nghị quyết cơ bản đạt tiến độ theo lộ trình định hướng. Tổng GRDP ngành năm 2022 đạt trên 20.800 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 đạt 8.900 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,75%/năm. Cơ cấu GRDP nông lâm thủy sản chuyển dịch theo định hướng giảm còn 17,7%. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt đạt 109 triệu đồng/năm. Tỷ lệ xã nông thôn mới đạt 85,9%...”,

Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2020-2023, hạ tầng thủy lợi, nước sạch nông thôn thường xuyên được duy tu, sửa chữa đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, cấp nước công nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân.

Các dự án thủy lợi được triển khai kịp thời, trong giai đoạn đã thực hiện 48 dự án đầu tư xây dựng cơ bản với tổng vốn 559 tỷ đồng, nổi bật là dự án trọng điểm tưới tiêu phía Tây sông Vàm Cỏ cơ bản thi công hoàn thành giai đoạn 1, phục vụ sản xuất cho 17.000 ha đất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh.

Dự án trọng điểm tưới tiêu phía Tây sông Vàm Cỏ cơ bản thi công hoàn thành giai đoạn 1 góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh. Ảnh: Trần Trung.

Dự án trọng điểm tưới tiêu phía Tây sông Vàm Cỏ cơ bản thi công hoàn thành giai đoạn 1 góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh. Ảnh: Trần Trung.

Đến nay, Tây Ninh đã chuyển đổi trên 7.640 ha cây trồng sản xuất kém hiệu quả (cao su, mía) sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn (cây ăn quả, rau củ thực phẩm), nâng luỹ kế chuyển đổi toàn tỉnh đạt 41.000 ha.

Về chăn nuôi phát triển mạnh với quy mô đàn trên 10 triệu con gia súc; gia cầm tăng 6,1% so năm 2020; tiếp tục chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi công nghiệp, trang trại gắn với an toàn sinh học. Nổi bật trong thời gian qua là việc cấp mới 67 dự án với vốn đăng ký trên 5.300 tỷ đồng giúp tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị nông nghiệp từ 16,8% năm 2020 lên 19,2% năm 2023.

Công tác ứng dụng, chuyển giao khóa học công nghệ trong sản xuất được tăng cường. Nổi bật trong thời gian qua là triển khai thực hiện Đề án vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Tây Ninh làm cơ sở thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung.

Gam sáng ngành nông nghiệp Tây Ninh giữa bức tranh kinh tế đầy thách thức. Ảnh: Trần Trung.

Gam sáng ngành nông nghiệp Tây Ninh giữa bức tranh kinh tế đầy thách thức. Ảnh: Trần Trung.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm, với tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, việc Tây Ninh hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội còn lại trong nửa nhiệm kỳ 2020-2025 là một thách thức lớn.

Hội nghị quan trọng này là dịp để nhìn nhận, đánh giá toàn diện kết quả đạt được, nhận diện tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp tối ưu để thực hiện thắng lợi nghị quyết cả nhiệm kỳ đề ra trên tinh thần nỗ lực, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu Nghị quyết, tạo nền tảng để tỉnh phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

"Đối với các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra được đánh giá khó hoàn thành, các ngành, các cấp cần tập trung rà soát, đề ra các giải pháp sát với tình hình thực tế để triển khai thực hiện ngay. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế; trường hợp cần cơ chế, chính sách hoặc chủ trương thì khẩn trương tham mưu Tỉnh ủy xem xét, chỉ đạo thực hiện.

Ngoài ra, cần tập trung triển khai thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh, sớm hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng; chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai các dự án lớn về giao thông (cao tốc, đường liên tuyến, cảng, hạ tầng bến bãi…); theo dõi nắm chắc tiến độ các dự án đầu tư tư nhân đã có quy hoạch, có chủ trương đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án.

Đẩy mạnh hợp tác, kết nối liên kết vùng với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 07/10/2023 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2045”, trong đó, tập trung đẩy mạnh kết nối giao thông, liên kết phát triển kinh tế (thu hút đầu tư, thương mại) nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh...”, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm nhấn mạnh.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.