| Hotline: 0983.970.780

Ghi ở huyện đầu tiên có điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Thứ Bảy 18/11/2023 , 10:57 (GMT+7)

Thường Tín là huyện tiên phong của TP Hà Nội xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP và theo thời gian đã thu được những kết quả khả quan.

Đóng gói rau baby. Ảnh: VĐ.

Đóng gói rau baby. Ảnh: VĐ.

Thời buổi này nhiều người nhận xét chuyện “hữu xạ tự nhiên hương” là khó bởi lẽ thị trường đang có nhiều sản phẩm tốt nhưng bán được hay không lại phụ thuộc vào khả năng quảng bá, xúc tiến thương mại của mỗi chủ cơ sở. Bởi thế, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được huyện Thường Tín lập ra với mục đích tập trung sự chú ý của người tiêu dùng trên địa bàn vào sản phẩm OCOP, từ đó quảng bá những nông sản, đặc sản, hàng tiểu thủ công mỹ nghệ của địa phương, nâng cao thu nhập cho các chủ thể, kết nối thị trường.

Lợi thế của huyện là có hàng nghìn doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; có hơn 100 làng có nghề trong đó 49 làng được công nhận làng nghề truyền thống; hơn 20 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hay chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Câu chuyện về vợ chồng chị Bùi Thị Thanh Hà - Giám đốc HTX Sản xuất và Dịch vụ Nông nghiệp Thanh Hà ở xã Ninh Sở những người đầu tiên biến rau baby trở thành một trào lưu ở miền Bắc là một ví dụ.

Vốn học Học viện Nông nghiệp, hơn 10 năm trước vợ chồng chị đã ấp ủ chọn một cửa ngách để đi, đó là rau baby. Đây là một khái niệm hoàn toàn mới, nếu như rau mầm là rau mới vài ngày tuổi thì rau baby là rau cỡ trên 10 ngày tuổi, mới đạt khoảng 40-50% khả năng sinh trưởng. Chính vì vậy mà nó không chỉ ngon, nhiều dinh dưỡng mà còn gần như không có xơ, có bã, không phải nhặt bỏ phần cọng già mà chỉ rửa rồi dùng luôn nên rất hợp với cuộc sống hiện đại, bận rộn của nhiều gia đình.

Lúc mới bắt tay vào làm, khó khăn chồng chất. Thiếu vốn họ phải vay mượn khắp nơi. Thiếu đất họ phải gom từ các hộ nông dân trong làng. Thiếu khách hàng họ phải ngược xuôi tự đi giới thiệu sản phẩm. Để hôm nay họ có một cơ ngơi đáng để tự hào 1,2ha đất với hệ thống  nhà lưới, nhà màng, kho lạnh, khu sơ chế bảo quản mang tính tuần hoàn, khép kín.

Họ áp dụng sản xuất theo hướng hữu cơ như trồng vành đai hoa xung quanh trại với mục đích dẫn dụ côn trùng, tránh vào cắn phá. Khâu làm đất được chăm chút kỹ lưỡng, giữa các vụ phải có thời gian cho đất nghỉ từ 10 đến 15 ngày để tránh các mầm bệnh còn tồn tại bên trong có nguy cơ lây lan cho vụ sau.

Họ còn dùng giá thể của rau mầm sau khi thu hoạch cũng như các sản phẩm loại ngâm ủ thành phân để bón bổ sung lại dinh dưỡng cho đất. Nhờ đó mà tạo ra sự khác biệt về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được thị trường đón nhận. Nhiều sản phẩm của họ đã được công nhận OCOP 4 sao. T

rung bình mỗi ngày, HTX cung ứng ra thị trường khoảng 300kg rau các loại như cải ngọt, cải mơ, cải bó xôi, xà lách..., doanh thu đạt 3 tỷ đồng/ha/năm và tạo việc làm cho 20 lao động.

Giới thiệu các mặt hàng tiểu thủ công mỹ nghệ của huyện Thường Tín. Ảnh: VĐ.

Giới thiệu các mặt hàng tiểu thủ công mỹ nghệ của huyện Thường Tín. Ảnh: VĐ.

Theo ông Bùi Công Thản - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín địa phương đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các xã rà soát các sản phẩm có lợi thế rồi từ đó tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể có sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng OCOP.

Huyện có nhiều nhóm sản phẩm thế mạnh như nông sản, thực phẩm, tiểu thủ công mỹ nghệ,  tạo nền tảng xây dựng và phát triển thương hiệu, minh bạch hóa nguồn gốc xuất xứ, kể ra được những câu chuyện hấp dẫn về quá trình hình thành, phát triển.

“Thông qua hội nghị đánh giá, chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP Thường Tín đã lựa chọn sản phẩm mang đặc trưng, lợi thế của huyện, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ đó giúp, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời, tạo điều kiện mở rộng, phát triển kinh doanh cho các chủ thể OCOP”.

Như năm 2023 này Thường Tín có 14 sản phẩm của các hộ, làng nghề, HTX được đánh giá có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Ban giám khảo đã chấm điểm, đánh giá có 11 sản phẩm 3 sao và 3 sản phẩm tiềm năng 4 sao của Hợp tác xã hoa cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân. Tính từ 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, huyện Thường Tín đã 166 sản phẩm  được công nhận OCOP trong đó 150 sản phẩm 4 sao và 16 sản phẩm 3 sao.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.