| Hotline: 0983.970.780

Gia cảnh nghèo khó của học sinh đi học sớm bị cô giáo phê bình

Thứ Bảy 23/05/2020 , 20:29 (GMT+7)

Bố mất vì tai nạn, mẹ làm tạp vụ, dịch Covid-19 xảy ra không có thu nhập phải đi nhặt ve chai và xin cơm từ thiện sống qua ngày.

Chị Mai Thị Mùi buồn bã chia sẻ với PV. Ảnh: Đinh Mười.

Chị Mai Thị Mùi buồn bã chia sẻ với PV. Ảnh: Đinh Mười.

Mẹ góa, con côi

Ngôi nhà 2 mẹ con chị Mai Thị Mùi và cháu Thanh thuê nằm sâu trong con ngõ ở đường Phương Lưu, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền. Chị Mùi là người đã phản ánh việc con gái của mình là cháu Thanh, học sinh lớp 1A1 trường Tiểu học Quang Trung, quận Ngô Quyền (Hải Phòng) đến lớp học sớm bị cô giáo phê bình vừa qua.

Tiếp chúng tôi, chị Mùi đề nghị không viết tiếp về vụ việc vừa xảy ra vì mọi việc đã qua và chị cũng không muốn có thêm rắc rối. Biết thêm về gia cảnh 2 mẹ con chị Mùi thời gian qua mà chúng tôi không khỏi xót xa.

Chị Mùi gốc ở xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, lên thành phố mưu sinh đã khá lâu. Cách đây mấy năm, không may chồng chị bị tai nạn qua đời để lại cho chị 3 đứa con. Hiện nay, 2 cháu lớn đã lập gia đình, cháu Thanh đang học lớp 1 và ở cùng với chị tại 1 căn nhà trọ được thuê ở phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền.

Chồng mất đột ngột, để lại gánh nặng lớn, chị Mùi phải làm đủ thứ để mưu sinh như dọn nhà cửa thuê, làm ô sin, tạp vụ, nhặt ve chai… để có tiền trang trải và nuôi con cái. Và cái khó, cái khổ vẫn đeo bám chị bao nhiều năm nay.

Mẹ làm tạp vụ cho 1 trường mầm non nên điều kiện kinh tế gia đình cháu Thanh rất eo hẹp. Ảnh: Đinh Mười.

Mẹ làm tạp vụ cho 1 trường mầm non nên điều kiện kinh tế gia đình cháu Thanh rất eo hẹp. Ảnh: Đinh Mười.

 “Tôi làm tạp vụ cho 1 trường mầm non ở đường Văn Cao, quận Ngô Quyền, lương hơn 4 triệu/1 tháng. Gia đình giờ có 2 mẹ con ở với nhau. Trước đây, khi cháu Thanh còn ăn bán trú (khoảng 1,2 -1.3 triệu/1 tháng), 2 mẹ con chỉ ăn ở nhà buổi tối. Với mức lương này, trừ tiền thuê nhà chúng tôi hơi chật vật nhưng cũng đủ trang trải".

Theo chị Mùi, dù mới 7 tuổi nhưng cháu Thanh rất biết thương chị và tự lập, Thanh thường xuyên ở nhà một mình để cho chị đi làm mà không hề phàn nàn, đòi hỏi. Ngôi nhà thuê trong ngõ nhưng cũng tiêu tốn của chị hết 2 triệu đồng/tháng. Vừa rồi khi chiếc xe đạp cũ đã hỏng, chị Mùi vay mượn khắp nơi để mua trả góp 1 chiếc xe máy để đi lại và từ đó, hàng tháng chị phải gánh thêm 1 khoản hơn 1 triệu đồng khiến cuộc sống của người mẹ góa, con côi này thêm cơ cực.

Đi nhặt ve chai và xin cơm từ thiện

Nói về những khó khăn đã gặp phải gần đây, có lẽ điều khiến chị Mùi không thể quên là đợt dịch Covid-19 lan rộng sau tết, các trường học phải đóng cửa và chị cũng ‘thất nghiệp’. Giãn cách xã hội, hết sạch tiền, không có việc để tạo ra nguồn thu, 2 mẹ con chị Mùi ban ngày phải đi xin cơm từ thiện, còn tối đến thì đi nhặt ve chai kiếm sống qua ngày.

Cháu Thanh và mẹ thuê nhà trọ tại phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền. Ảnh: NVCC.

Cháu Thanh và mẹ thuê nhà trọ tại phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền. Ảnh: NVCC.

Chị Mùi và bé Thanh thường lang thang dọc tuyến đường Lê Hồng Phong và các nhà hàng để nhặt chai nhựa, lon nước ngọt… Hôm nào làm cật lực thì được vài chục nghìn, hôm nào mệt hoặc trời mưa nhặt được ít thì 2 mẹ con chị Mùi mới đi xin cơm từ thiện để ăn.

“Tết đi làm được 2-3 buổi  thì nghỉ, không có tiền mua gạo và thức ăn, tôi và cháu Thanh đi nhặt ve chai bán lấy tiền. Nhiều hôm thấy họ phát quà từ thiện rất nhiều nhưng 2 mẹ con tôi vẫn ngại không dám đến lấy vì nghĩ có nhiều người có thể còn khó khăn hơn.

Sau này tôi đi giúp việc, 1 tháng được hơn 1 triệu để trang trải. Tôi nhặt khu Lê Hồng Phong, các nhà hàng, nếu chịu khó thì tối được vài chục nghìn đồng. Tuy đói và vất vả nhưng cháu Thanh không trách tôi mà còn rất thương tôi”, chị Mùi cho biết.

Dù khó khăn là vậy nhưng nói chuyện với chị Mùi chúng tôi vẫn cảm nhận đầy đủ lòng tự trọng của 1 con người sống không dựa dẫm vào ai, tự làm ra tiền bằng đôi tay của mình. Mặc dù có 2 đứa con đã lập gia đình nhưng chị Mùi đã nhiều lần nói dối để các con của chị yên tâm lo cho gia đình. Còn đối với những món quà từ thiện không phải lúc nào cũng nhận.

Theo chị Mùi thứ 2 tuần tới cháu Thanh sẽ đi học bình thường và cháu có biểu hiện sợ cô giáo. Ảnh: NVCC.

Theo chị Mùi thứ 2 tuần tới cháu Thanh sẽ đi học bình thường và cháu có biểu hiện sợ cô giáo. Ảnh: NVCC.

“Đợt Covid-19 tôi gần như không có thu nhập gì, tôi chẳng muốn nói ra nhưng rất là khổ. Nhiều lúc 2 mẹ con đi nhặt ve chai, rất mệt, có thấy họ phát gạo, 2 mẹ con ra để xin nhưng ra đến nơi lại quay về vì nghĩ dành cho người khó khăn hơn mình. Khó khăn là khó khăn chung nên tôi cũng chẳng kêu ca để làm gì. Còn con cái đứa nào cũng mất việc, không có lương. Các cháu có hỏi nhưng tôi vẫn nói là ổn để các cháu yên tâm lo cho cuộc sống của mình", chị Mùi nói.

Chúng tôi biết hoàn cảnh chị rất khó khăn, nhưng phút hiếm hoi khiến chị Mùi xúc động có lẽ là khi nhắc đến việc học của cháu Thanh, chị rớm nước mắt chia sẻ: “Bình thường khi chưa có dịch thì với mức lương dù thấp nhưng vẫn cân đối được nên cho cháu ăn cùng bạn bè. Khi dịch Covid-19 xảy ra, cháu nghỉ thì tôi cũng nghỉ. 3 tháng nghỉ mọi cái đều đọng lại, tôi không còn đồng nào. Giờ được đi làm trở lại, điều đầu tiên giờ tôi đang cố gắng là kiếm tiền để chi trả những cái cấp bách trước như tiền nhà, tiền lãi trả góp thì sau đó mới đến con. Do đó tôi buộc đưa con về ăn trưa, thương cháu lắm nhưng buộc phải làm như vậy. Sắp tới ổn định tôi sẽ tiếp tục cho cháu ăn bán trú".

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm