| Hotline: 0983.970.780

Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương

Thứ Năm 17/11/2022 , 18:58 (GMT+7)

‘Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương’ của tác giả Cù Mai Công phản ánh đô thành Sài Gòn phồn hoa trước năm 1975 và Gia Định thời rừng rậm, đầm lầy, kinh rạch.

Bản đồ Gia Định - Sài Gòn - Chợ Lớn do Trần Văn Học vẽ năm 1815, Việt hóa bởi Nguyễn Đình Đầu.

Bản đồ Gia Định - Sài Gòn - Chợ Lớn do Trần Văn Học vẽ năm 1815, Việt hóa bởi Nguyễn Đình Đầu.

“Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” được viết dưới dạng tạp bút kết hợp biên khảo. “Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” đan cài kỷ niệm cá nhân với lịch sử sống động của một vùng đất. “Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” tiếp tục mạch cảm xúc của tác giả Cù Mai Công dành cho đô thị phương Nam sau các tác phẩm“Sài Gòn by night”, “Tuổi mực tím Sài Gòn”, “Sài Gòn một thuở: Dân Ông Tạ đó!”.

Trong phận “Gia Định là nhớ”, tác giả Cù Mai Công lùi mốc thời gian về xa hơn, thời điểm 300 năm trước, “một thời mà nơi đây vẫn còn là rừng rậm, đầm lầy, kinh rạch”. Để từ đây, chiêm ngưỡng những thước phim lịch sử hấp dẫn về những biến động thuở vùng đất mới hình thành: những cơn binh lửa hồi thế kỷ 18; trận chiến bi tráng chống Pháp tại thành Gia Định năm 1859…

“Gia Định là nhớ” còn trình bày về công tác quy hoạch vùng Gia Định qua các thời kỳ: Từ những nét vẽ trục lộ đầu tiên của một người Việt; các thách thức quy hoạch mà người Pháp từng đối mặt; cho đến việc Sài Gòn đã không còn theo ý muốn của nhà quy hoạch từ giữa thập niên 1960 ra sao.   

Trong phần “Sài Gòn là thương”, tác giả Cù Mai Công kể về Sài Gòn trong giai đoạn Pháp thuộc cho đến trước năm 1975. “Sài Gòn đối với thế hệ trước 1975 là bánh mì chợ Cũ, là hình ảnh tà áo dài thướt tha trên con đường Duy Tân ‘cây dài bóng mát’, là thanh âm của những bản nhạc bolero trên đài phát thanh hằng đêm, là giờ giới nghiêm khi thành phố chìm vào tĩnh lặng”.

Nhiều địa danh, nhân vật lịch sử và văn hoá của thành phố giai đoạn này được tác giả điểm qua thật sự sinh động và hấp dẫn. Đó là ngôi chợ Bến Thành bao lần long đong dời đổi, có lúc bị hủy diệt, là Chợ Cũ hơn một thế kỷ sầm uất trên… vỉa hè với thịt quay bánh mì, cơm thố và cà phê dĩa; đó là đường Catinat (nay là Đồng Khởi), Charner (nay là Nguyễn Huệ) - “đại lộ cà phê”, “phố bánh mì” đầu tiên của Sài Gòn,; hay các trường Kiến trúc, Luật khoa cũ với “khung trời đại học” nổi tiếng trong thi ca…

Mỗi địa danh, tác già Cù Mai Công hé lộ những câu chuyện hấp dẫn, từ gốc gác của cà phê vợt, tại sao gọi là Hồ Con Rùa nhưng lại không có… con rùa nào, hay sự ra đời của các công trình kiến trúc cũ độc đáo của thành phố.

Cuốn sách của một người sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn.

Cuốn sách của một người sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn.

“Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” mặc dù trích dẫn tư liệu nhưng không khô cứng như… sách giáo khoa lịch sử, nhờ giọng văn mộc mạc rất Sài Gòn của Cù Mai Công.

Màu sắc riêng của tác phẩm cũng nằm ở những mẩu chuyện thị dân được các nhân vật trong sách người kể lại, thu thập. Và cả nhiều ký ức riêng của chính tác giả: từ mùi cà phê nóng ở chợ Cũ, con đường rợp cây lá trên con đường thuở nhỏ cùng gia đình đi chơi Sở Thú, cho đến khung trời bình yên, mát rượi dưới những tàng cây sao dầu…

Trải qua hơn 300 năm, vùng đất Sài Gòn - Gia Định năm xưa giờ đã trở thành một “siêu đô thị” của hơn 10 triệu người định cư. Tác giả Cù Mai Công không chỉ thấy “Đường Dưới - con đường nhỏ hẹp và ẩm ướt từ Sài Gòn vào Chợ Lớn xưa kia - nay đã trở thành đại lộ Đông Tây với hơn 10 làn xe” mà còn bày tỏ tiếc nuối “Dẫu biết rằng ‘cái cũ không đi sao cái mới lại’, nhưng chứng kiến một phần đời của mình mất đi, ai mà không cảm thấy tiếc nuối, huống chi đó là kỷ niệm của nhiều thế hệ”.

Xem thêm
Vụ diễn viên Vương Tinh mất tích: Tìm thấy trong tình trạng không ai ngờ

Diễn viên Vương Tinh - sao nam điện ảnh Hoa ngữ đã được tìm thấy sau nhiều ngày gia đình và cơ quan chức năng nỗ lực tìm kiếm. 

Hàng vạn người dân tham gia lễ hội đua thuyền Thuận Long

Sự kiện đua thuyền Thuận Long (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) thu hút hàng vạn người dân địa phương và du khách thập phương đến theo dõi và cổ vũ.

Người dân Cần Thơ mãn nhãn màn đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, lần đầu tiên TP Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm, một hoạt động mới lạ trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều.

Bình luận mới nhất