| Hotline: 0983.970.780

Giá lợn hơi giảm sâu do dịch bệnh

Thứ Năm 07/03/2019 , 13:29 (GMT+7)

Diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường lợn ở các tỉnh phía Bắc. Tại một số tỉnh đã xuất hiện ổ dịch, giá lợn hơi bán ra thị trường đang giảm mạnh khiến người chăn nuôi lo lắng.  

09-52-51_nh
Nếu giá lợn hơi tiếp tục giảm, nhiều gia trại sẽ có nguy cơ bỏ trống chuồng

Khảo sát tại một số gia trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Nam, các chủ hộ đang đứng ngồi không yên bởi giá lợn hơi đang xuống, chưa biết khi nào dừng lại.

Có lẽ, chưa bao giờ người chăn nuôi lợn ở Hà Nam lại khủng hoảng như lúc này. Cơn “bão giá” năm 2017 chưa kịp hoàn hồn thì dịch LMLM lại xuất hiện vào cuối năm 2018 khiến họ thấp thỏm, lo âu. Và giờ DTLCP lại đang hoành hành càng khiến họ lo sốt vó.

Trước khi DTLCP chưa xuất hiện trên địa bàn tỉnh này, giá lợn hơi bán ra thị trường vẫn ở mức dao động từ 46 - 48 nghìn đồng/kg nhưng thời điểm này đã giảm xuống chỉ còn từ 38 - 39 nghìn đồng/kg. Thậm chí, một số địa phương do thương lái ép giá, hiện chỉ bán với giá 37 nghìn đồng/kg.

Theo tính toán của các chủ hộ, trung bình để nuôi một con lợn đạt 100 - 120kg phải mất từ 6 - 6,5 tháng, trong đó chi phí thức ăn, thuốc thú y, một số dịch vụ khác lại rất cao. Song với giá lợn hơi như hiện nay thì họ sẽ không có lãi, thậm chí có khi còn lỗ vốn.

Nghịch lý là trong khi giá lợn hơi tại các chuồng, trại giảm liên tục, nhưng giá thịt lợn bày bán tại các chợ hầu như vẫn ở mức cao. Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn Hà Nam như chợ Quy Lưu, chợ Bầu… giá thịt lợn bán cho người tiêu dùng đang ở mức 70 - 85 nghìn đồng/kg.

Ông Trương Văn Mừng (xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng) chia sẻ, từ khi có thông tin DTLCP xuất hiện ở nước ta, giá lợn hơi đã có dấu hiệu giảm nhẹ. Tuy nhiên, từ đầu tháng 3 trở lại đây giá bắt đầu giảm mạnh. Hiện chỉ còn ở mức dao động từ 38 - 39 nghìn đồng/kg.

“Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, giá lợn hơi từ 48 nghìn đồng/kg tụt xuống chỉ còn 38 - 39 nghìn đồng/kg. Nhiều hộ đang tính toán bán “chạy” để gỡ gạc vốn…”, ông Mừng phân trần.

Cũng theo ông Mừng, trong chuồng của nhà ông còn khoảng 100 con lợn đã đến tuổi bán. Nếu bán lợn với giá như hiện nay thì coi như lứa này gia đình ông không có lãi…

Còn anh Trương Văn Đồng (xã Hoàng Tây) lo lắng, giá lợn vẫn có nguy cơ giảm tiếp. Bởi thương lái “vịn cớ” vào thông tin DTLCP để ép giá người chăn nuôi. Cũng giống như gia đình ông Mừng, hiện trong chuồng của gia đình anh vẫn còn hơn 50 con lợn đã đến thời kỳ xuất chuồng nhưng anh chưa biết phải tính toán ra sao.

Tại “thủ phủ” nuôi lợn lớn nhất tỉnh Hà Nam là huyện Bình Lục, người chăn nuôi cũng lo lắng không kém. Tất cả như ngồi trên đống lửa khi giá lợn hơi đang có dấu hiệu giảm giá từng ngày…

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm