| Hotline: 0983.970.780

Giá sữa lại... té nước theo mưa

Thứ Năm 11/03/2010 , 10:28 (GMT+7)

Lấy đủ lý do, hàng loạt các hãng sữa rủ nhau ồ ạt tăng giá. Có thể nói, giá sữa tại VN đang tung hoành hết sức “quái dị”, còn Bộ Tài chính là đơn vị quản lý giá thì cứ…lơ ngơ như đứng ngoài cuộc!

Lấy đủ lý do, hàng loạt các hãng sữa rủ nhau ồ ạt tăng giá. Có thể nói, giá sữa tại VN đang tung hoành hết sức “quái dị”, còn Bộ Tài chính là đơn vị quản lý giá thì cứ…lơ ngơ như đứng ngoài cuộc!

Giá sữa: “Lên đồng”

Đáng chú ý là sữa Milex của hãng Arla (Đan Mạch) cĐỨC TRUNG - ĐỨC CƯỜNGó mức tăng khủng khiếp nhất lên tới…18%, còn hầu hết các hãng sữa lớn ngay sau Tết đã tăng giá từ 7-10%. Đáng chú ý là Cty TNHH Phân phối Tiên Tiến (phân phối sữa Mead Johnson) tăng giá các sản phẩm hiệu Enfa A+ của Mead Johnson với mức 7-9% (giá sữa bột sẽ đắt thêm khoảng 20-35.000 đồng/hộp). Còn nhà phân phối sữa bột của Abbott là Cty TNHH Dược phẩm 3 A thì tăng bình quân 7,4%. Theo các đại lý, không chỉ tăng giá sữa mà gần đây những sản phẩm của các hãng trên đã có dấu hiệu ngưng cấp hàng, nhất là loạt sữa bột trọng lượng 900gr và 1.800gr. 

Giá một hộp sữa Friso 900 gram (0-6 tháng tuổi) ngày 10/3 đã là 3.88.000 đồng/hộp, tăng 40.000 đồng/hộp so với trước tết

Theo các đại lý, không chỉ sữa ngoại tăng giá mạnh mà DN sữa nội lớn, uy tín của Việt Nam là Vinamilk cũng tăng giá bán một số sản phẩm từ cuối tháng 2 vừa qua với mức tăng khoảng 6- 8%. Hôm qua 10/3 đại diện Cty FrieslandCampina VN (hãng sữa Cô gái Hà Lan – gọi tắt Dutch Lady) cho biết, đợt tăng giá với hầu hết các mặt hàng là vào đầu tháng 1/2010 sau thời gian từ tháng 7/2008 đến hết tháng 12/2009 không tăng giá.

Trả lời về nguyên nhân tăng giá đại diện Dutch Lady cho biết, do giá nguyên liệu tăng cao, tỉ giá ngoại tệ thay đổi. Thậm chí Cty đã cố gắng tăng ở mức giá thấp nhất để người tiêu dùng không bị...thiệt thòi. Cụ thể, các mặt hàng sữa nước chỉ tăng 2% trong khi các cùng mặt hàng này, các hãng sữa khác tăng 6%.

Người mua: Điên đảo

Hôm qua 10/3 tại “phố sữa” Nguyễn Thông (Q.3, TPHCM), chị Hoàng Thị Huyền- một người tiêu dùng cho biết, mới tháng 1 và đầu tháng 2 vừa qua, các hãng sữa đã tăng giá nhiều mặt hàng từ 7-10%. Nhưng những ngày đầu tháng 3 này, họ lại  tăng thêm từ 8-10%.

Bà Trần Thị Lan - chủ cửa hàng sữa Thanh Uyên (số 55bis Nguyễn Thông, Q.3) ngao ngán: “Giá sữa thay đổi luôn xoành xoạch, đến mức ngay cả tôi cũng không tài nào nhớ nổi giá bán. Mỗi lần có khách hỏi mua lại phải mở sổ báo giá cho chắc ăn”. Bà Lan cũng cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, hãng Friso tăng giá mạnh nhất khi một hộp sữa 900 gram (cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi) tăng thêm 40.000 đồng/hộp (từ 330.000 đồng lên 370.000 đồng). Còn các loại sữa bột cho trẻ của Abbott và Mead Johnson cũng tăng thêm 20.000 – 30.000 đồng/hộp tuỳ loại. Ngoài ra, sữa bột dành cho người lớn tuổi, người bệnh cũng tăng chóng mặt.

Tại siêu thị Co-op Mart Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) trưa ngày 10/3, giá bán các loại sữa bột ở đây còn ngất ngưởng hơn cả “phố sữa” Nguyễn Thông. Một nhân viên siêu thị cho biết, trước Tết hộp Similac Abbott 900 gram (cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi) giá 348.300 đồng/hộp, Friso Gold 362.900 đồng/hộp, thì ngay đã được điều chỉnh lần lượt là 374.500/hộp Similac (tăng 26.200 đồng/hộp) và 388.000 đồng/hộp Friso Gold (tăng 25.100 đồng/hộp).

Cơ quan quản lý giá: Bất lực

Đại diện của nhiều hãng sữa thì cho rằng, việc tăng giá là do tỉ giá đồng USD thay đổi chứ bản thân giá sữa NK không tăng. Còn một số hãng thì đổ cho giá nguyên liệu tăng cao, chí phí vận chuyển…Tuy nhiên, cách giải thích này quá lố. Bởi trong khi tỉ giá chỉ tăng vài phần trăm thì giá sữa có loại tăng gần 10%, có loại 15%. Nguyên liệu sữa hiện cũng đứng ở mức thấp chỉ khoảng 3.400 USD/tấn, thấp hơn mức “đỉnh” giá 5.100 USD/tấn của năm 2007 tới 1.700 USD/tấn nhưng giá sữa không thấy giảm mà cứ tăng đều đều.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính): Sữa là mặt hàng không thuộc nhóm phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý nên việc tăng giá có hợp lý hay không, Bộ Tài chính cũng chưa thể khẳng định được(!?).  Nói thế thì người tiêu dùng...đành cắn răng chịu thua. 

Số liệu điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cũng khẳng định: Một số sản phẩm sữa Abbott, Mead Johnson và Friso bán tại VN cao hơn từ 20 – 60% so với giá bán tại Thái Lan, Malaysia, Indonexia thì không thể đổ cho giá sữa nguyên liệu thế giới. Theo tìm hiểu của NNVN, hiện giá bột nguyên liệu nhập về tới cảng nước ta khoảng 65 triệu đồng/tấn, tương đương 1kg chỉ 65.000 đồng. Nếu cộng thêm phí đóng gói, quản lý, hoa hồng tiếp thị, bán hàng…thì giá sữa cũng không thể vượt quá 100.000/kg. Tuy nhiên, giá sữa bột hiện nay bị đẩy lên từ 350.000 – 388.000 đồng/hộp 900 gram (tức trên dưới 400.000 đồng/kg)!

Để nghịch lý này xảy ra, theo ông Nguyễn Nam Vinh (Hội Bảo vệ người tiêu dùng VN) là do “câu chuyện” quản lý mặt hàng sữa của ta…không giống ai. Đơn cử theo Nghị định 75/2008 của Chính phủ thì sữa là mặt hàng trong danh mục thực hiện bình ổn giá. Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính cũng quy định nếu trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ sữa tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá và trên cơ sở đó có thể xử phạt hành chính. Tuy nhiên trên thực tế, các hãng sữa sẽ “lách luật” bằng cách tăng từ từ, tăng dưới 20% mà không hề bị bất cứ quy định nào ràng buộc.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm